

Ở Huế có nhiều làng nấu bánh canh nổi tiếng như Nam Phổ (xã Phú Thượng, Huế), Thuỷ Dương, An Cựu… Bánh canh Nam Phổ nấu với chả tôm. Bánh canh An Cựu lại nấu tổng hợp bánh canh với da lợn, chả lợn viên nhỏ, huyết vịt, chả cua. Còn bánh canh Thuỷ Dương là bánh canh cá lóc nổi tiếng, thường bán ở các tiệm hẳn hoi .

… Nêm các thứ gia vị xong phủ một lớp nước màu (gồm ớt hột, dầu, màu thực phẩm), khi nồi nước sôi kỹ thì cắt bột đã nhồi thành từng con bỏ vào.
Phải giữ lửa sao cho nồi bánh lúc nào cũng nóng





Bánh canh cá lóc phải ăn khi đang thật nóng, khi ăn có thể cho thêm ớt bột loại cay, hành thái nhỏ, hạt tiêu, cá lóc thơm ngon, nước ngọt, lại vừa xuýt xoa toát mồ hôi vì ớt cay, càng ngon.
Ăn một tô bánh canh cá lóc, cho bạn có cảm giác mình đang thưởng thức món cao lương mỹ vị nào đó. Ăn xong lại muốn ăn nữa.


Nguyên liệu :
500g xương lợn, 100 hành tím, 200g nạc cua, 300g thịt tôm, 200g chả cây, 20g mỡ lợn, 1 kg bột gạo, 40g bột năng, hành tây, rau răm, hành lá, hạt điều màu, nước mắm, bột nêm.
Cách làm :
1. Hầm 500g xương lợn với 2,5 lít nước, hành tím lột vỏ, 1 thìa cà-phê muối, lấy 2 lít nước dùng, vớt bỏ xác hành, xương. Giữ nóng nước dùng trên bếp với lửa nhỏ. Phi hạt điều màu với dầu ăn, gạn bỏ hạt, cho dầu màu vào nước dùng.
2. Quết thịt tôm thật dai với hành tím băm, 1/2 thìa súp nước mắm, 1/2 thìa cà-phê tiêu. Cho thịt cua và mỡ băm nhuyễn vào, trộn đều. Chia thành nhiều miếng nhỏ, thả vào nồi nước dùng, nấu chín.
3. Làm sợi bánh canh: chuẩn bị khay, mâm sạch. Bột gạo, bột năng, muối, cây cán bột, nước lọc. Nhồi và làm từng ít một, trộn với 1/2 thìa cà-phê muối. Cho bột ra khay, châm vào từ từ từng ít nước lạnh, nhồi cho đến khi bột mịn dẻo có thể cán mỏng ra được. Dùng cây cán bột cán mỏng ra chừng 1/2cm, dùng dao cắt lại thành sợi nhỉnh hơn thân đũa. Cho bột vào nồi nước sôi, luộc chín. (Thông thường, bánh canh ngon được làm từ gạo Nàng Thơm loại cũ, gạo đã để vài ba tháng mới cho bánh độ dẻo dai nhiều hơn).

4. Cho bánh canh ra tô, thêm chả cua và chả cây thái khoanh, hành tây thái sợi, hành lá và rau răm thái nhỏ, tiêu. Dùng nóng, ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm chanh ớt.


Sợi bánh bột gạo miền Nam được nấu chín trước khi cho nước dùng vào, nên tô bánh canh trong veo. Trong khi người Trung (đặc biệt là xứ Huế) lại có thói quen xắc ngay sợi bột vào nồi nước lèo, nên tô bánh canh sền sệt và màu đục.


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét