22 tháng 9, 2009

Tìm trong một cõi ăn chay

Hàng năm, cứ vào tháng Bảy Âm lịch, không chỉ giới Phật tử mà nhiều người đều dành độ một tuần, thậm chí suốt tháng để ăn chay, vừa để tịnh tâm thanh đạm, vừa để nguyện cầu phúc lành cho bậc phụ mẫu nhân mùa báo hiếu Vu Lan

Các món ăn chay chẳng những giàu chất dinh dưỡng, lợi cho sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh, mà nó còn hàm chứa những giá trị nhân văn có gốc gác từ triết lý “tứ diệu đế”- bốn chân lý diệu kỳ - của nhà Phật, là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo; giúp người ta sống nhân bản và hướng thiện. Theo quan niệm của tứ diệu đế, cuộc sống của chúng sinh chủ yếu là khổ (chân lý về khổ); nguyên nhân của khổ là do chúng sinh bị ràng buộc quá nhiều vào những ham muốn bình thường (chân lý về tập); do đó muốn khỏi khổ, chúng sinh phải diệt trừ tận gốc các ham muốn thái quá (chân lý về diệt); để diệt được các ham muốn, chúng sinh phải thực hành đạo (chân lý về đạo).

Ăn chay cũng là một trong những phương thức để người đời thực hiện các “chân lý” của Phật giáo.Không như giới Phật tử hay nhiều người ăn chay để cầu nguyện, đa số người nước ngoài đến việt Nam cũng rất thích dùng món chay.

Trước hết vì tò mò và muốn khám phá thêm một nét văn hóa .Bởi chỉ với chừng đó nguyên liệu mà người ta làm ra đủ thứ món ăn rất bắt mắt và giống như các món ăn mặn bình thường .

Mà quả thật, chỉ với đậu xanh, đậu nành, củ sen, rau cải… mà người đầu bếp lại có thể chế biến, sáng tạo thành nào là món chả giò giòn rụm, các món gỏi tươi ngon, thậm chí cả cà ri gà hay ragu bò nóng sốt. Dĩ nhiên tên gọi chỉ để tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn còn thực chất miếng đùi gà hay heo quay trông có vẻ ngon lành đều là đậu hũ ky, mì căn khéo léo nặn thành.

Chả giò chay

Không chỉ có vẻ ngoài giống hệt các món mặn, món chay thời nay còn được chăm chút khẩu vị sao cho thật ngon lành. Chẳng hạn như món cà ri gà sền sệt có vị thật đậm đà, béo ngậy do được pha chế với sữa đậu nành và nước cốt dừa, còn chả giò nóng giòn được dồn bên trong bằng đậu xanh , củ sắn hoặc bắp non nên vừa ngọt vừa mát, ăn không gây ngán.

Lạ miệng và độc đáo. Buffet tiệc chay ở các nhà hàng khách sạn cũng có món khai vị xúp đậu hũ kim châm không khác gì xúp cua bong bóng cá, thêm salad hạt sen hệt như món salad kiểu Nga .

Ăn chay cũng là một cách ăn kiêng
Cái nôi của Phật giáo có nguồn gốc từ phương Đông, nhưng vào những năm cuối thế kỷ trước, tư tưởng từ bi hỷ xả của đạo giáo này đã du nhập và phát triển ở châu Âu. Các diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Richard Gere (Mỹ), Sophie Marceau (Pháp) hay các cầu thủ bóng đá tên tuổi như Roberto Baggio (Italia) đều là những Phật tử mộ đạo. Xa xưa hơn, sử sách cũng đã ghi lại những bậc vĩ nhân trên thế giới cũng từng ăn chay, ngoài chúa Jesus còn có nhà toán học Hy Lạp Pythagore, họa sĩ Ý Leonardo da Vinci, nhà viết kịch Shakespeare hay khoa học gia Einstein…

Chả giò chay

Tuy nhiên, cách ăn chay của người phương Tây có phần khác với người Á Đông vì họ dùng rau quả là chủ yếu. Thế nên việc ăn chay ở châu Âu và Bắc Mỹ hiện nay đang được cổ động như một hình thức ăn kiêng để tăng cường sức khỏe, đề phòng bệnh tật. Người Mỹ có thói quen ăn nhiều thịt mỡ và khoai tây, ít quan tâm đúng mức đến rau xanh nên số người béo phì gia tăng nhanh, người có hàm lượng cholesterol cao trong máu cũng rất đáng kể.

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên họ ăn uống theo một chế độ kiêng khem hợp lý mà các món ăn từ rau quả luôn là lựa chọn số một. Có lẽ vì vậy mà từ vegatarian (nghĩa là người ăn chay) có nguồn gốc từ vegetable (rau quả).

“Nhiều người nghĩ rằng ăn chay đạm bạc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải vậy. Vitamin và protein trong rau quả, đậu nành còn dễ hấp thụ hơn cả thịt, cá. Quan trọng là chúng ta phải biết ăn uống điều độ, dùng nhiều loại rau củ có màu xanh đậm, các loại đậu và trái cây”.

Bản thể của cái TÂM là rỗng không, vì bản thể của đạo cũng là hư không. Trong bài đầu tiên của Phật dạy, ngài truyền rằng cái TÂM thường hay bị nhiễu loạn, người ta phải tìm cách thu hồi nó lại, giống như trẻ mục đồng đi tìm bắt con trâu bị lạc đường và dẫn nó về nhà như trong bộ tranh "Thập mục ngưu đồ" vẫn được tôn thờ nơi những ngôi chùa cổ ở Huế, trong đó chữ TÂM được diễn đạt bằng một vòng tròn rỗng không.

Cái TÂM là một bộ phận phát ra tiếng kêu giống như tiếng đập của "trái tim" người Mẹ . Quả nhiên hài nhi nào cũng tìm thấy một giấc ngủ an lành trong tiếng đập kia và trước những bất trắc của cuộc đời . Mỗi con người lại tìm về ẩn náu trong nhịp đập trái tim của Mẹ khi có điều bất ổn ...Tôi chợt nhìn lên tường, một bức thư pháp có mấy câu thơ:

"Trăm năm trước ta còn chưa gặp/ Trăm năm sau biết gặp lại không?/ Cuộc đời sắc sắc không không/ Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau ",

Tự thấy rằng cuộc đời này cần lắm những tấm lòng nhân hậu, vị tha để mỗi người bình tâm bước qua những ham muốn thái quá.. .

Một người biết vì mọi người, vì cả chúng sinh, biết tu nhân, tích đức. Ngẫm ra, một cõi cơm chay mà khơi gợi bao điều.

Bún trộn tôm thịt

Bún trộn tôm thịtTừng cuộn bún khô nhỏ xinh xắn ,khiến món ăn này trở thành món salad quen thuộc mới lạ và ngon.

Nguyên liệu:

- 200g bún khô loại cuộn
- 300g thịt nạc vai
- 150g tôm
- Ớt Đà Lạt màu đỏ, ớt cay
- 1 quả dưa chuột
- 1 củ tỏi
- 1 ít rau mùi
- 1 bát con nước mắm
- 1/3 bát con đường
- 1 bát con dấm trắng loại ngon
- 1 ít lạc rang đập dập.

Cách làm:

- Thịt nạc vai luộc chín, để nguội rồi thái sợi. Tôm bóc vỏ rồi luộc chín. Ớt ngọt bỏ hạt, rửa sạch thái mỏng ngâm với chút dấm cho bớt hăng. Dưa chuột ngâm nước muối, rửa sạch, bổ đôi nạo bỏ hạt rồi thái sợi.

- Bắc nồi nước sôi cho bún khô vào luộc chín trong 5 phút rồi vớt ra cho vào bát nước sôi để nguội trong 3 phút, đổ ra rổ để ráo nước. Chú ý không dùng đũa khuấy khi luộc và trần bún để lọn bún không bị bung ra.
- Pha nước trộn salad: hòa nước mắm với đường, cho lên bếp đun đến khi sôi lăn tăn (không đậy vung nồi khi đun). Bắc ra để nguội rồi cho dấm và tỏi đã bóc vỏ, băm nhỏ vào khuấy đều. Ớt Đà Lạt rửa sạch thái nhỏ, cho ớt vào hỗn hợp nước chấm.

- Cho thịt nạc vai, tôm, ớt ngọt, dưa chuột vào tô trộn đều với 1/3 hỗn hợp nước trộn salad. Để khoảng 15 phút cho thấm đều rồi trộn rau mùi vào. Trong khi chờ hỗn hợp thấm đều thì xếp bún ra đĩa, rưới đều nước trộn còn lại lên bún. Sau đó trút hỗn hợp thịt, tôm cùng rau củ lên trên, rắc lạc lên. Món ăn đã hoàn thành .

Món ăn hoàn thành.

5 tháng 9, 2009

Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng từ bi


Trong các phiền não, duy có sân hận tướng trạng rất thô bạo, phá hoại hành giả mạnh mẽ nhấtt. Nên người xưa đã bảo: Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai.
Có nghĩa: khi khởi một niệm giận hờn, tức đã mở muôn ngàn cửa chướng ngại. Chẳng hạn như lúc đang niệm Phật, ta chợt tưởng đến người bạc ác khắc nghiệt xấu xa, đối đãi với mình nhiều điều không tốt; hoặc nhớ việc người thân cận phản phúc gây rối làm khổ mình, liền buồn giận bức rức không an. Từ nơi tâm trạng đó, miệng tuy niệm Phật, nhưng lòng phiền muộn, vọng tưởng sôi nổi. Có người bỏ chuỗi thôi niệm, xuống nằm gát tay suy nghĩ vẫn vơ. Có kẻ lại buồn tức đến quên ăn bỏ ngủ, muốn gặp ngay người đó la hét một hồi, hoặc tìm cách trả thù cho đã giận. Tâm niệm sân hận nó phá hại người đến như thế.

Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng từ bi. Kinh Pháp Hoa nói: Lấy đại từ bi làm nhà, nhu hòa nhẫn nhục làm áo giáp, tất cả pháp Không làm tòa ngồi.
Phải nghĩ rằng: tất cả đều do nghiệp phiền não, mà phiền não vốn hư huyễn không có thật. Như một niệm sân hận, trước khi chưa khởi nó từ đâu đến, lúc tan rồi lại đi về đâu?
Khi giận hờn ta tự làm khổ cho ta trước, vì đã nổi lửa phiền não thiêu đốt lấy mình, mà cũng không thể cải hóa làm lợi lạc chi cho người. Như thế có phải là si mê vô ích chăng?
Lại nên nghĩ: người có hành động xấu làm tổn hại cho ta, kẻ đó vì mê muội đã gây nhân ác tất phải chịu quả khổ. Họ đáng thương hơn là đáng giận, bởi nếu sáng suốt biết rõ lẽ tội phước, tất không khi nào lại dám làm điều ấy. Ta là Phật tử, phải áp dụng giáo lý đức Thế Tôn để tự cởi mở sự ràng buộc oan trái cho mình, Ta phải xót thương tha thứ, nhu hòa nhẫn chịu và xem mọi việc đều hư huyễn không không.

Từ bi là nước tịnh mát mẻ, rưới tắt lửa phiền não.
Nhẫn nhục là áo giáp bền chắc ngăn tất cả mũi tên độc.
Pháp không là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Biết dùng ba điều này để dứt trừ sân hận, tức đã vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai vậy.