20 tháng 8, 2005

Bánh canh chả cá


Bánh canh chả cá -tôm

Chả cá ăn kèm bánh canh

Cách nhồi bột bánh canh
- 2chén bột năng
- 2 chén bột gạo
- 2 chén nước sôi
- 1 chút muối
- 1 chút dầu
Và bạn nhào trộn đều với nhau thành khối bột mịn.

Ngắt từng cục bột nhỏ, cán cho mịn và gấp đôi lại rồi cắt thành sợi dài, nếu như sợ bột dính vào với nhau thì có thể rắc thêm áo bột để cho sợi bánh canh rời nhau.
Chuẩn bị nồi nước sôi cho chút dầu và rũ bột nếu có, còn không có thì cứ bỏ vào nồi cho nó chín. Khi chín là nổi lên mình vớt ra một cái thau nước lạnh để sẵn và sau đó vớt ra cái rổ để ráo nước là được.

Nước dùng và chả cá
Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi mệt bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên.
Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.

Chả cá đã được làm xong



Và trình bày ra đĩa theo ý thích

Nguyên liệu :
1/2kg xương heo, hầm 2h để làm nước dùng
1kg cá thát lát làm sạch, bỏ gia vị và quết nhuyễn
Nêm nếm gia vị đầy đủ bỏ 1/2 cá thát lát đã quết vào nồi nước ,
1/2 còn lại đem chiên và xắt .
Nếu thích thêm tôm vào bánh canh thì bạn lột tôm ướp gia vị ,um và cho vào nồi nước dùng luôn .



Bún chả cá

Bỏ bánh canh vào tô, cho cá chiên lên, rắc hành lá

Chan nước dùng có cá luộc vào và rắc chút tiêu .






Và đây là tô bánh canh chả cá thịt cua

6 tháng 8, 2005

Ăn chay & Sức Khỏe

Có phải sở dĩ vấn đề ăn chay chưa được thịnh hành vì ăn chay không ngon miệng và có làm cơ thể yếu đuối không?

- Cảm giác ngon miệng của việc ăn thịt đến từ thói quen đã tiêm


Có phải sở dĩ vấn đề ăn chay chưa được thịnh hành vì ăn chay không ngon miệng và có làm cơ thể yếu đuối không?

- Cảm giác ngon miệng của việc ăn thịt đến từ thói quen đã tiêm nhiễm vào khẩu vị và tâm lý con người. Khi ăn chay đã quen thì chỉ ngửi hoặc trông thấy thịt cá đã tránh xa rồi chứ đừng nói đến ăn vào miệng. Còn biết cách ăn chay thì không làm cơ thể yếu đuối. Trong các loại thảo mộc đã có đầy đủ tính bổ dưỡng, nguyên khí (sinh lực). Nếu ăn chay làm cơ thể ốm yếu thì chắc bệnh viện phải chứa toàn người ăn chay, nhưng trên thực tế đa số bệnh nhân trong bệnh viện đều ăn thịt cá. Ăn chay mà bị bệnh là không hiểu biết về dinh dưỡng, ăn thịt cá mà không biết dinh dưỡng thì cũng bệnh hoạn như thường. Song nếu xét nguyên nhân sâu xa thì thật ra bệnh hoạn là vì lối sống loạn động trái quy luật thiên nhiên.

Có phải ăn chay khiến thân thể sẽ thấp và nhỏ hơn với những người ăn thịt?

không nhất thiết .Nếu ăn uống đầy đủ và quân bình thì cũng có thể cao hơn và to lớn hơn. Các loài ăn thực vật như voi, trâu, tê giác, hươu cao cổ… đều to cao, mạnh khỏe hơn loài ăn thịt, lại hiền lành và hữu ích hơn cho chúng ta. Thú vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói… thì rất bạo động và không hữu dụng điều gì cả, khi bị thương chúng rất dễ chết. Những người ăn thịt không nhất định đều to lớn và mạnh khỏe, nhưng tuổi thọ trung bình không cao. Chẳng hạn người Eskimo hoàn toàn ăn thịt tuổi thọ trung bình là 36 năm, còn người Kogi (một bộ tộc ở Pêru - Nam Mỹ) ăn chay trường, tuổi thọ trung bình tới 100 năm.

Người ăn chay có thể ăn trứng không?

- Không, khi ăn trứng cũng là giết sinh mạng. Có người cho rằng trứng không thụ tinh thì chưa có sinh mạng nên không thuộc sát sinh, nhưng sự lý luận này chỉ đúng trên bề mặt thôi vì trong trứng đã có một nửa sự sống. Có trường phái lại quan niệm rằng trứng có trống thì ăn được vì đã có quân bình Âm-Dương, nhưng trên thực tế đứng trước một thực phẩm có thành phần trứng ta không thể biết là trứng đó đã có trống hay không. Vậy tốt nhất là đừng ăn vì còn rất nhiều loại thực phẩm ngon bổ không kém để lựa chọn. Cũng có nhiều người cho rằng trứng có chứa nhiều dinh dưỡng như đạm và phốt-phát, tuy nhiên trong đậu nành, khoai tây… còn có nhiều hơn. Tệ hơn nữa, lòng đỏ trứng chứa nhiều chất cholesterol - nguyên nhân gây ra bệnh nghẹt tim, về mặt vô hình thì trứng thu hút trược điển, tà khí, âm khí, cho nên ở ta mới có phong tục cúng hồn người mới chết bằng một chén cơm với một cái trứng luộc như để dụ hồn về. Nếu ta không muốn thu hút những trược điển, âm khí vào quấy rầy bản thể thì đừng ăn trứng.

Tại sao nói ăn chay đóng góp cho môi trường và hòa bình?

- Phần lớn các trận chiến tranh xảy ra trên thế giới đều vì những lý do kinh tế, bắt nguồn từ việc thiếu thực phẩm hoặc thực phẩm phân bố không đồng đều dẫn đến xung đột quyền lợi. Nuôi trâu, bò, súc vật để ăn thịt làm cho nền kinh tế thiệt hại trên mọi lĩnh vực và gây nạn đói trên khắp thế giới, nhất là ở những quốc gia trong thế giới thứ ba là những nước chậm tiến (trích công bố trong cuốn Thực phẩm cho một nước Mỹ mới - John Robbin). Phải tốn rất nhiều đạm thực vật, thuốc men, nước ngọt, nhân lực, xe cộ, đất đai… trước khi một con bò đủ lớn để lấy thịt, nếu tất cả những thứ đó được phân phối một cách hợp lý hơn thì sẽ giải quyết được nạn đói. Một quốc gia thiếu thực phẩm, nguồn nước ngọt… sẽ dễ dàng xung đột với quốc gia láng giềng vì để lo cứu vớt dân trong nước họ. Nhưng vấn đề là sự kiện này tạo ra nghiệp xấu và sẽ bị nhân quả. Nếu ta giết kẻ khác để có miếng ăn thì trước sau sớm muộn gì ta cũng bị giết bằng cách này hay cách khác để phục vụ miếng ăn hay quyền lợi của kẻ khác. Chúng ta đã khá văn minh vậy mà phần đông vẫn không biết được nguyên nhân của đau khổ. Chỉ vì thói quen ăn thịt cá, vì lý do nuôi sống bản thân, ta đã giết hại nhiều chúng sinh và bỏ đói nhiều nhân mạng khác. Và tội lỗi này, dù ta có ý thức hay không, sẽ đè nặng lên lương tâm ta, sẽ gây ra tam tai bách nạn, sẽ làm ta phải khổ sở vì bệnh ung thư, bệnh lao và nhiều bệnh bất trị khác kể cả bệnh AIDS. Tại sao dân chúng ở những vùng kém “văn minh” hơn, có đời sống giản dị hơn lại không có tỉ lệ ung thư cao? Vì họ ít ăn thịt và không có thịt để ăn.

Nếu mọi người đều ăn rau quả thì có thiếu thực phẩm?

- Không. Một mảnh đất dùng hoa màu sẽ cung cấp một số lượng thực phẩm nhiều gấp 11 lần so với trồng cỏ nuôi bò. Mỗi mẫu đất trồng cây cối có thể sinh sản ra 800.000 năng lượng calo, mà nếu đem nuôi loài vật thì chỉ sản sinh được 200.000 calo. Vậy là mất 600.000 calo trong tiến trình trao đổi. Cho nên dùng thực phẩm chay có nhiều hiệu quả kinh tế hơn dùng thịt.

(Trích Tiểu luận về vấn đề ăn chay)

5 tháng 8, 2005

Các món mít

Các món ăn với mít non đa phần được chế biến theo khẩu vị của miền Trung rất đậm đà và ngon lành.

Nguyên liệu: Mít non 500g; Chanh 1 quả. Đậu phộng rang giã nhuyễn hoặc mè rang 50g. Đường, muối, tiêu, ớt, ngò gai, húng lủi ...

Cách chế biến gỏi mít:

- Mít luộc xong rửa qua nước lạnh để ráo, xé sợi.

- Chanh vắt nước, thêm đường, muối, tiêu sao cho có vị chua ngọt, hơi mặn. Trộn đều hỗn hợp này với mít đã xé nhuyễn, bày ra đĩa, rắc lên trên ngò gai xắt nhuyễn, vài lát ớt vào đậu phộng hoặc mè.

Ăn kèm bánh đa mè nướng và nước tương chua ngọt.

Gỏi mít trộn

NGUYÊN LIỆU:
- 3 lon mít non loại 20 oz = 560 g
- 6 lon hến loại 10 oz
- Hành hương sắt mỏng, phơi hơi héo héo để phi vàng
- Rau răm (2 bó)
- Ngỗ (1 bó)
- Mè (1 bịch): rang hay nướng vàng
- Chút đường, bột ngọt, bột me, muối, tỏi, ớt bột (nếu muốn cay ít hay nhiều tuỳ ý)
- Dầu ăn
- Bánh tráng: nướng vàng

CÁCH LÀM:
- Mít non: rửa sạch, xắt mỏng và vắt cho ráo nước
- Hến: đổ hết nước và rửa sạch để cho ráo, vắt nhẹ cho ráo hết nước. Đem ướp với hành hương và tỏi xay nhuyễn + tí đường + bột nấm + tiêu và xóc cho đều.
- Xào hến: Bắt chảo dầu khử chút tỏi cho thơm, bỏ hến vào xào rồi nêm bột me, ít muối, ít đường, bột ngọt, ớt bột ... sao cho vừa miệng (hơi chua chua cay cay một chút) ==> để nguội
- Xào mít: Bắt chảo dầu khác khử chút tỏi cho thơm, bỏ mít vào xào rồi nêm bột me, ít muối, ít đường để nguội trước khi trộn chung
- Rau răm 1 bó sắt nhỏ với rau ngỗ để trộn, còn 1 bó rau răm thì sắt to to để sau khi bày ra diã thì rãi len tren cho đẹp mắt.
- Mè: rang hay nướng cho vàng
- Hành hương: phi lên cho vàng và vớt ra để ráo.
Khi mít và hến nguội thì đổ chung lại với nhau, bỏ rau răm và rau ngỗ đã xắt nhỏ vào, cho mè và hành phi vào trộn chung với nhau (nhớ chừa lại một ít hành phi để trang trí lên trên cùng của cái dĩa cho đẹp mắt).
- Bày ra dĩa thì lấy số rau răm xắt to rải lên tren và ít hành phi, cắt vài lát ớt đỏ đỏ trang trí trên cùng cho đẹp mắt.

Mít kho

Nguyên liệu:

Mít non 300g, đường, muối, nước tương, dầu ăn

Cách chế biến:

- Mít non chưa cứng hột xắt miếng hình cánh quạt, dày khoảng 1-2 cm, rửa sạch, phơi nắng cho ráo nước rồi đem chiên vàng hai mặt, gắp ra để miếng.

- Phần dầu trong chảo cho vào một ít xì dầu, muối, đường và chút nước sôi, đun già lửa, nêm nếm lại cho vừa.

- Xếp mít vào nồi, kho nhỏ lửa với hỗn hợp trên, trở đều hai mặt. Khi thấy mít đã ngả màu vàng sậm hơn, lấy đũa xăm thử thấy miếng mít mềm thì tắt lửa.

Ăn mít kho với cơm nóng.

Canh Mít Non Nấu Chua

Nguyên liệu:

- 300gr mít non - 200gr tôm bạc - 3 trái cà chua - 1 vắt me chín - 2 thìa súp hạt nêm - 1 thìa súp nước mắm ngon - 1 thìa súp đường - 2 thìa súp dầu ăn - 2 lít nước - Ngò gai, ngò om, ớt

Cách làm

1. Mít non rửa sạch, thái mỏng, ngâm vào nước muối pha chanh cho sạch mủ, vớt ra để ráo. Cà chua rửa sạch cắt múi cau. Me hòa tan với ít nước sôi. Ngò gai, ngò om, cắt nhỏ. Ớt đập dập lấy vị cay the.
2. Tôm rửa sạch, bóc vỏ chừa đuôi, ướp tôm với ít hạt nêm. Để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
3. Cho cà chua, ớt đập dập vào xào với dầu ăn để ra màu, cho tiếp tôm vào xào săn lại. Rót nước vào nồi nấu sôi. Nêm nước mắm, đường, nước me và hạt nêm vào sao cho có vị mặn, ngọt, chua, cay. Sau cùng thả mít non vào nấu vừa chín, tắt bếp.
4. Múc canh ra tô, rắc rau thơm lên trên.

Canh mít

Mít dùng để nấu canh

Nguyên liệu:
Mít non 500g. Đậu phộng rang giã giập 50g. Dầu mè, đường, muối, ngò gai (vài lá)

Cách chế biến:
- Lựa mít non chưa cứng hột, xắt miếng hình cánh quạt, dày mỏng tuỳ thích, luộc chín với chút muối. Mít chín tới, trụng qua nước lạnh cho bớt nhựa, để ráo.
- Cho dầu mè vào nồi, phi với ngò gai và chút xì dầu cho thơm. Cho mít luộc vào, nêm nếm muối đường, xóc đều để mít thấm gia vị, xong cho nước vào xăm xắp, chờ nước sôi nêm nếm lại lần nữa vừa ăn.

- Múc ra tô, rắc ngò gai xắt nhuyễn và đậu phộng lên trên. Ăn với cơm nóng.


Mít Kho Nước Dừa

Nguyên liệu:

200g mít non, 200g mít chín, 200g thịt ba rọi, 300g dừa nạo, 1 quả ớt sừng, 1 nhánh hành lá, ít lá húng lủi, 1 thìa cà-phê tỏi xay, dầu ăn, hạt nêm, đường, nước mắm.

Cách làm:

Mít non luộc, thái miếng. Mít chín bỏ hạt, thái miếng. Thịt ba rọi thái miếng. Dừa nạo vắt lấy 1/2 chén nước cốt, 1 chén nước dảo. Ớt thái sợi, hành lá tước sợi. Đun nóng 1 thìa súp dầu, phi thơm tỏi, cho thịt ba rọi vào xào săn. Cho 1 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê hạt nêm, cho nước dảo dừa và mít vào. Để lửa sôi riu riu cho cạn nước. Cho nước cốt dừa vào, nếm lại cho vừa ăn, cho hành, ớt vào tắt bếp.

Thưởng thức:
Múc ra đĩa, trang trí với lá húng lủi.

Mít xào thịt viên


Nguyên liệu:
150g thịt xay, 50g giò sống, 200g mít đã bóc hạt, 100g măng vàng, 50g nấm đông cô, 100g cải thìa, 2 thìa cà-phê hành tím xay, 1/2 chén nước dùng, hạt nêm, tiêu, dầu ăn, đường, bột năng, dầu hào.

Thực hiện:
Mít thái đôi, măng thái miếng, nấm đông cô rửa sạch, khứa chữ thập, trụng chín. Cải thìa bỏ bớt phần lá, trụng chín. Trộn thịt xay, giò sống với 1 thìa cà-phê hành tím xay, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/4 thìa cà-phê tiêu, viên tròn.
Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, phi thơm hành tím xay, cho thịt viên vào rán vàng. Cho măng, cải thìa, nấm vào xào, cho 1/2 chén nước dùng, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu hào, 1 thìa cà-phê đường. Cho 2 thìa cà-phê bột năng hòa với nước vào để tạo độ hơi sánh.

Thưởng thức:
Cho mít xào ra đĩa, rắc tiêu lên trên.


Xơ mít xào
Nguyên liệu:

Xơ mít dừa hoặc mít nghệ chín: 500g. Sả, ớt băm nhuyễn (khoảng 1.000 đồng) dầu ăn, đường, muối, ngò gai (vắt lá xắt nhuyễn).

Cách chế biến

Xơ mít xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tuỳ thích. Phi xả ớt với dầu ăn, cho xơ mít vào đảo đều, nêm nếm muối đường cho vừa ăn, bày ra đĩa, rắc lá ngò gai lên trên. Ăn với cơm nóng.

Lõi mít muối xả ớt

Nguyên liệu

Lõi mít ướt, mít nghệ hoặc mít dừa chín 500g. Sả ớt băm nhuyễn (1000 đồng), muối, bột cà ri hoặc bột nghệ (1 gói), dầu ăn

Cách chế biến

- Cùi mít rửa sạch luộc chín, dùng đũa xăm thử thấy mềm là được. Vớt ra, xả nước lạnh, vắt ráo, dùng dao to bản và thớt ép cùi mít thành miếng mỏng rồi tẩm đều hỗn hợp muối, sả ớt băm nhuyễn và bột cà ri. Ướp khoảng nửa tiếng cho thấm gia vị rồi đem chiên vàng hai mặt.

- Có thể ăn với bánh mì hoặc cơm nóng cùng cà chua, dưa leo.