28 tháng 9, 2005

Đậu phụ Hiyayakko

Đậu phụ Hiyayakko

Nguyên liệu:
Đậu phụ tươi .Bạn hãy chọn loại đậu phụ tươi, thật mềm, thật mịn. Hoặc mua một hộp đậu phụ ở siêu thị là ngon, lại vừa đảm bảo an toàn vệ sinh.
Hành tươi: Tùy vào khẩu vị từng người mà mua nhiều hay ít nhưng phải có hành thì mới ngon.

Cách làm :
Dùng dao xắt đậu thành miếng vuông và xếp lên đĩa.
Xắt hành tươi thật nhỏ sau đó rắc lên trên.
Rưới xì dầu lên những miếng đậu và hành. Nhớ xếp đậu thật vuông vắn, khoảng 2 tầng là vừa. Sau khi rắc hành lên ,rưới một lớp xì dầu vừa phải .

Món đậu phụ Hiyayakko dễ làm và ăn dễ tiêu hóa nữa. Nên cách làm cũng rất đơn giản .

Để món ăn thêm đẹp bạn có thể trang trí cho sinh động hơn bằng các cách cắt các miếng đậu ra theo hình trái tim, ngôi sao…và xếp lên đĩa rồi rưới nước sốt. Như vậy món ăn này trông sẽ rất hấp dẫn.


Bạn có thể thêm trái cây hay bất cứ thứ gì thích để ăn chung




11 tháng 9, 2005

Những điều bạn nên biết về Rong biển

Những thứ rau trên mặt đất giàu Vitamin bao nhiêu thì các loại rong biển lại chứa nhiều chất khoáng bấy nhiêu. Vì thế đối với người ăn chay không thể bỏ qua các loại rong biển để bổ sung chất khoáng.

Rong biển được biết đến với rất nhiều tính năng như giảm cholesterol, tăng cường hệ miễndịch, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, làm sạch ruột, chống lão hóa vv..
Do lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết nên rong biển còn được coi là một trong những “thực phẩm chức năng” .

Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được xem là loại thức ăn tạo sự mềm mại, bền dai cho thể xác và tinh thần.Theo y học, rong biển có tác dụng bổ máu, tim và hệ tuần hoàn cũng như tốt cho thận, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động hỗ tương giữa các hệ thống trong cơ thể.
Theo Giáo sư Ohsawa, nhà Y học dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, rong biển là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Nếu được nấu nướng đúng cách và sử dụng đúng tỉ lệ trong một chế độ ăn uống quân bình Âm Dương, các loại rong biển sẽ mang lại sức khỏe, sự trẻ trung và trường thọ cho chúng ta.

Các loại rong biển có thể ăn được và dùng một cách phổ thông: rong biển phổ tai (Kombu) và rong wakame…các loại rong biển này giầu cacbonhydrat, đạm, các loại vitamin, và đặc biệt các khoáng chất (chiếm tối đa 30% dung lượng). So sánh với các loại thực phẩm bơ sữa thì rong biển cung cấp lương canxi và sắt nhiều gấp 10 lần và nó chứa các khoáng chất căn bản quan trọng khác. Qua hàng ngàn năm các cư dân miền Viễn Đông đã nhận ra tầm quan trọng của rong biển trong thực phẩm, và họ đã ăn rong biển theo truyền thống để làm khoẻ máu, tim và hệ tuần hoàn. Các nghiên cứu khoa học mới đây đã bắt đầu chứng thực việc áp dụng này và họ nhận thấy trong rong biển có các tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm, kháng vi rút và chống ung thư.

Tại một số phòng thí nghiệm ở Nhật người ta đã phát hiện phổ tai, wakame, rong nori và các loại rong biển thông thường khác làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch, cải thiện sự chuyển hoá mỡ. Vài loại rong biển khác cũng được khám phá là có chất kháng đông máu tương tự như chất kháng đông trong tế bào gan.
Tại Nhật, ảnh hưởng cao nhất của sự trường thọ được tìm thấy trong ngôi làng của đảo Oki mà các cư dân của nó ăn với số lượng lớn các loại rong biển, ở đó nền kinh tế địa phương phụ thuộc chính vào đó. So sánh với những miền khác của Nhật, các ngôi làng này cũng có tỉ lệ đột quỵ thấp khác thường. Tại Ohinawa, người ta ăn rất nhiều rong biển, và ở nhóm đảo Tây nam này phụ nữ sống lâu hơn bất cứ quận nào của Nhật.

Rong biển cũng ban tặng sự bảo vệ chống lại sự phóng xạ hạt nhân. Tại đại học McGill ở Canada, các nhà nghiên cứu y học đã báo cáo trong những năm 1960 và 1970 rằng rong biển chứa một chất mà nó giúp loại trừ chất sitronti phóng xạ ra khỏi cơ thể. Chất Sidium alginate được bào chế từ phổ tai…, các nhà nghiên cứu đã kết luận trong một bài báo trong tờ tạp chí Hiệp hội Y học Canada rằng: việc đánh giác hoạt động sinh học của các loại rong biển khác nhau quan trọng bởi tính thực tiễn của chúng trong việc ngăn cản sự hấp thụ những sản phẩm phóng xạ của sự phân rã nguyên tử cũng như trong việc dùng chúng như là các nhân viên khử độc tự nhiên khả dĩ”

Rong biển là một loại thực phẩm tuyệt vời, người Nhật gọi nó là “loại rau nước quí báu” và là “nguồn hạnh phúc của biển cả” và coi rong biển như món ăn chính trong bữa ăn, ăn rong biển nấu thành món xúp với miso làm cho ruột bạn thấy khoan khoái hơn. Người thời Pythagoras đã nói về rong biển và người Aztect, là những người từ thời xa xưa đã biết ăn rong biển, có nhiều loại rong biển, chúng là nguồn dự trữ phong phú các loại khoáng chất kiềm. Chúng tái tạo hệ thống thần kinh. Nó là loại huyền dược cho tiêm mao, đặc biệt là tiêm mao trong đường tiêu hoá, những tế bào nhỏ li ti như tiêm mao xếp đầy ruột và bao tử. Sự kết hợp giữa rong biển và miso hình thành nên những hỗn hợp kỳ diệu giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Rong biển có khả năng tái lập sự hài hoà cơ bản giữa máu và ruột. Rong biển chứa nhiều loại chất khoáng hiếm rất cần cho cơ thể. Nó giúp kiềm hoá môi trường a xit và giúp loại bỏ các chất độc, xúp rong biển và tương giúp cơ thể loại bỏ các muối phóng xạ, kim loại nặng, nicotine và nhiều chất độc tự nhiên và chất độc tổng hợp nữa.

Theo tiên đoán của các nhà nghiên cứu về thực phẩm thì chỉ khoảng vài thập niên nữa thì một nửa nhân loại sẽ sống bằng thực phẩm thiên nhiên đặc biệt là rong biển. Rong biển được dùng nhiều cho phái nữ nhất là đang và sau khi bị hành kinh vì nó bổ xung protein và sắt rất tốt. Ngoài ra nó còn là loại thuốc có dược tính kỳ lạ - là “thuốc chữa cáu gắt” rất là hữu hiệu. Rong biển có nhiều chất khoáng tạo điều kiện kiềm cho máu, có vi lượng như magiê, kali, liti, sắt, côban… Hỗn hợp này có tác dụng chữa bệnh thần kinh quá căng thẳng, sinh ra cáu gắt, suy nhược thần kinh do lao tâm.
Ngoài ra, rong tảo biển còn có hàm lượng iốt cao, chữa bệnh béo phì, bạch huyết, kích thích động mạch, chống suy nhược cơ thể. Nó có nhiều vitamin A, E chữa bệnh thiếu máu, các protein trong tảo biển có tác dụng làm đẹp da, tốt răng lưỡi, bồi dưỡng xương cốt, chống lão suy. Tảo biển còn có chất kháng sinh, rất hiệu quả trong việc phòng chống vi khuẩn, làm bớt đau nhức xương vì có hàm lượng canxi rất lớn.

Đặc biệt ở vùng Đà Nẵng nước ta có loại rong biển mầu xanh gọi là mứt biển hay rong tanh (người Nhật gọi loại rong đó là Nori) là loại rong giàu dinh dưỡng, có vị ngọt như mì chính.

Rong biển rất giầu chất khoáng (calcium, photpho, sắt, muối) vitamin A, B1, B12, C không có protein và làm tiêu hoá dễ dàng các chất cacbonhydrat.
Rong biển thanh lọc cơ thể chúng ta bằng cách loại trừ các tác dụng a xít của thức ăn hiện đại, và nó giúp thiết lập chất kiềm của máu. Hơn nữa nó có thể dùng để ngừa và cải thiện nhiều loại bệnh tật đời nay: áp huyết cao, xơ cứng động mạch, dị ứng, viêm khớp, phong thấp, rối loạn, thần kinh. Rong biển còn giúp làm tan chất mỡ và chất nhầy lắng đọng do dùng quá nhiều thịt, sản phẩm của sữa và đường.
Nhiều loại rong biển được dùng trong việc ăn kiêng dưỡng sinh.
Rong biển Phổ Tai tiếng Nhật là Kombu - theo truyền thống của Nhật, người ta dùng phổ tai để làm đen tóc. Nó cũng làm tăng tuổi thọ, thông minh và trong sáng nếp nghĩ. Phổ tai nấu với xốt tamari được biết đến do làm tăng hoạt động tình dục và bồi bổ sức khoẻ. Người Nhật dùng rong phổ tai để ninh lấy nước ngọt tự nhiên của nó như là việc ninh xương để lấy nước ngọt vậy.
Phần lớn các loại rong biển có mùi tanh của biển, nhưng biết cách nấu nướng, chúng sẽ trở nên ngon lành.


Rong biển Hàn Quốc

Có rất nhiều cách để thưởng thức rong biển .Sau đây là vài món ăn từ rong biển

Nước canh rong biển
:
Nguyên liệu: Một miếng rong biển dài độ 10 đến 15cm và 4 chén nước sạch.
Cách làm: dùng vải lau sạch hai mặt miếng rong (không rửa nước), rồi đem ngâm ngập nước độ 2-3 giờ. Thêm nước cho đủ 4 chén, đem nấu sôi khoảng 1 giờ. Lọc lấy nước nấu canh hoặc ninh hầm thức ăn.




Cơm sushi

Nguyên liệu:

1 chén gạo Nhật, 1 trái bơ, 1 củ cà rốt, 1 củ cải vàng, 1 trái dưa leo, 5 lá xà lách, 2 lá rong biển (lá vuông), 1 thìa cà phê giấm Nhật, nước tương Nhật, wasabi.

Thực hiện:

Gạo Nhật nấu chín, rưới giấm Nhật lên, để nguội.

Lá rong biển cắt làm bốn (theo hình xéo). Cà rốt, củ cải vàng, dưa leo, bơ trái rửa sạch cắt que. Đặt lá xà lách lên trên lá rong biển. Rải cơm lên bề mặt lá xà lách.

Xếp cà rốt, củ cải, dưa leo, bơ lên trên cùng. Sau đó cuộn lá rong biển theo hình cái phễu. Bày ra đĩa, dùng kèm với nước tương Nhật và wasabi.

Súp Trường Thọ

Nguyên liệu:

200g cà rốt, 100g đậu bo, 30g nấm tuyết, 20g rong biển, 1 lít sữa đậu nành, 30g nấm bào ngư, bột nêm, muối.

Thực hiện:

Đậu bo, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt vuông, hấp vừa chín.

Nấm bào ngư ngâm nước, rửa sạch, xé nhỏ xào vàng tươi, để ra đĩa. Nấm tuyết rửa sạch, để ráo. Cho sữa đậu nành vào nồi nấu vừa sôi, thả đậu bo, cà rốt, nấm tuyết vào. Nêm bột nêm chay và muối vừa ăn.

Đợi sữa sôi lần hai tắt bếp múc ra chén, rắc nấm bào ngư, rong biển lên trên, dùng nóng.

Rong biển cắt sợi nhỏ. Sau khi múc súp ra tô thì mới trang trí rong biển lên trên cùng để rong biển không bị mềm quá. Các loại rau củ hấp chỉ vừa chín để màu được tươi.



Chả chay rong biển
Nguyên liệu : Mì căn, rong biển , rong biển phổ tai, muối, gừng bào mịn và chút dầu ăn, ít hạt tiêu rồi đem hấp 3 giờ trên bếp .

Rong biển hầm tương
Nguyên liệu: Một miếng rong biển dài khoảng 30cm và nửa chén tương .
Cách làm:
Lau sạch và cắt rong biển thành 20 miếng nhỏ. Cho rong vào nồi và đổ ngập nước. Đun sôi và tiếp tục ninh (hầm) độ nửa giờ. Cho tương vào (phân lượng bằng số nước còn lại trong nồi), rồi thêm nước cho ngập tất cả. Nấu đến khô, rồi lại thêm tương và nước (bằng nhau) cho ngập các miếng rong. Khi khô nước nhắc xuống để nguội. Cho vào thẩu (bình, hủ) kín để dùng dần. Có thể dùng ăn với cơm cháo, mỗi ngày độ 3-4 miếng.

Rau câu trộn gỏi:
Nguyên liệu: 50gram rau câu (chân vịt, rễ tre hoặc chỉ vàng), 2 muỗng canh dầu ăn, 4 củ hành ta, 2 muỗng canh tương ta, 2 muỗng canh mè rang, 1/2 cái bánh tráng (bánh đa) nướng, vài cọng ngò.
Cách làm: Ngâm rau câu với nước sạch qua đêm, lượm lặt ốc và rửa sạch cát, cho vào rổ (rá) để ráo nước (rồi xắt nhỏ nếu là rau câu chân vịt), hành xắt nhỏ.Đun nóng dầu, bỏ hành vào xào 1-2 phút. Thêm tương vào xào 5 phút (thêm cà chua hay thơm băm nhỏ nếu thích). Nhắc xuống để hơi nguội, bỏ rau câu vào trộn. Thêm mè rang giã dập. Bóp vụn bánh tráng trộn vào. Cho ra dĩa, rải ngò lên trên. Có thể thêm cà rốt, su bắp (cải nồi) xào chín hoặc luộc, hoặc thêm tôm tùy thích.

Xu xoa (thạch)
Nguyên liệu: 50 gram rau câu (chân vịt hay chỉ vàng), 2 lít nước sạch, 1 muỗng cà phê nước chanh vắt, đường hoặc muối mè.
Cách làm: Ngâm rau câu với nước pha ít muối độ 24 đến 28 giờ. Trút ra rổ (rá) để ráo. Đun sôi 2 lít nước rồi bỏ rau câu vào nấu cho tan ra (thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều (muốn ăn ngọt thì cho đường vào trước khi nhắc xuống). Đổ ra khuôn hoặc chén, để nguội cho đông cứng lại (có thể bỏ vào tủ lạnh). Nếu thích mặn thì ăn với muối mè.

Món cơm rong biển
Rong nori là một loại rong biển ngon ngọt sau phổ tai và dễ chế biến khi biết cách phối trộn làm thành các món ăn hợp khẩu vị
Xé nhỏ một số miếng rong biển ,cho chút dầu vừng vào chảo và chút tamari, rồi cho rong đã xé nhỏ vào chảo đảo đều, vặn nhỏ lửa để 3 - 5 phút bắc ra sao tiếp cho đến khi chảo nguội hẳn ,rắc thêm ít hạt vừng rang sẵn vào, cho thêm chút muối thành món "rong biển rắc cơm" rất ngon lành và bổ dưỡng:



Mứt biển rang dầu:
Chọn loại mứt biển không dính ốc cát, cho vào chảo nóng rang đến khi khô giòn. Chế ít dầu ăn vào, trộn lẹ tay; mứt bốc mùi thơm thì rưới một ít tương nước (tamari) và đảo nhanh vài lượt thì nhắc xuống. Dùng ăn với cơm cháo, làm món nhắm rượu hoặc thêm vào các món rau củ rất ngon.

5 tháng 9, 2005

Đến như vậy và đi như vậy

"Sống trong giờ hiện tại

Ai hay năm tháng xưa”.

dannhuvay.gif

Đức Phật còn được gọi là Như Lai, có nghĩa là “Đến như vậy”. Đó là tên đầu tiên trong mười hiệu của Ngài. Ngài đến thế gian mà nói là chưa từng đến. Ngài ra khỏi thế gian mà nói là chưa từng đi . Mở bày cho thế gian cái như như bất động, cái “như vậy”. Do đó, sự ra đời của Đức Phật là một sự thị hiện, một sự mở ra cho chúng sanh được thấy, không phải thấy một con người phi thường, một vị Thánh hay một nhà tiên tri... Mà là thấy cái “đến như vậy” và “đi như vậy”, cái “như thị” hay tri kiến Phật.

Vì chúng ta sống trong sự tách rời với thời gian, mơ hồ trong sự gắn bó giữa chúng ta với mỗi khoảnh khắc của sự sống. Chúng ta thấy có sự đến, sự đi biệt lập và ngăn ngại nhau.

Và sự phân ly đó là khởi đầu của mọi sự khổ, sự chạy đuổi không ngừng theo mồi theo bóng. Chúng ta tạo ra quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng quá khứ không thể nắm được, hiện tại không thể nắm được, tương lai không thể nắm được.

Và sự đến đi với chúng ta trở thành xa lạ, như một triết gia nào đó đã nói rằng chúng ta bị ném vào trong thế giới này.

Tri kiến đó là Phật tánh, là cảnh giới đến đi không có dấu vết, và từ bi đó là lòng thương không có nơi chốn. Đó là Như Lai, như thị lai, như thị khứ, đến như vậy và đi như vậy. Đó là con đường Phật giáo, con đường cho tất cả chúng ta: Dừng lại mọi chia sẽ, phân biệt ở chỗ nền tảng nhất, chỗ mà sơ tâm, cái tâm đơn thuần nhất, có thể hiển bày.

Không những Như Lai “đến như vậy” và “đi như vậy” mà mọi sự việc, mọi pháp. Đều “đến như vậy” và “đi như vậy”. Đó cũng là “Nhân quả” trong toàn bộ vận hành của nó, hay “Duyên khởi”. Đó cũng là Trung đạo. Cũng là cái “tức thời”, cái đương thể mà các thiền sư luôn luôn nhắc đến để khai thị cho học trò.

Trong đạo Phật, và dường như chỉ trong đạo Phật, thông điệp của một em bé sơ sinh cũng quan trọng không kém của người trưởng thành. Ở đó, tính thời gian không còn, và tính không gian cũng không còn. Sự ra đời của Đức Phật chứa đựng trọn vẹn giáo pháp của Ngài, trọn vẹn chân lý cứu cánh mà Ngài để suốt đời hay nhiều đời mở chỉ cho chúng sanh. Do đó, ngày Đản sinh của Đức Phật cũng là ngày thành tựu của giáo pháp, của con đường thoát khổ.

Sự đến với thế gian của Đức Phật đó là “như thị lai” - “đến như vậy”. Và để hiểu phần nào sự “đến như vậy” của Đức Phật, chúng ta hãy đọc một đoạn nói chuyện của Lão sư Joshu Sasaki khi ngài đề cập đến Như Lai Thiền (Tathagatha Zen). Ý nghĩa của sự “đến như vậy” cũng là ý nghĩa sự thị hiện của Đức Phật trong thế gian này, ngay bây giờ hay 2.500 năm trước.

Joshu Sasaki nói về “Đến như vậy”

Lão sư Joshu Sasaki sinh ra trong một gia đình nông dân tại quận Miyagi, Nhật Bản vào năm 1907. Năm 14 tuổi, ngài xuất gia với lão sư Joten Soko Miura thuộc phái Thiền Lâm Tế.

Đến năm 40 tuổi (1947), ngài Joshu Sasaki được tấn phong lão sư, và về trụ trì một ngôi chùa trên núi Shju-an, một ngôi chùa cổ được xây dựng do ngài Shoju Ronin, thầy của Huikin, một vị thiền sư lớn của thế kỷ thứ XVIII. Năm 1962, ngài Daiko Furukawa, người kế thừa của lão sư Joten, trụ trì chùa Myoshin-ji, thỉnh ngài sang dạy ở Hoa Kỳ.

Lão sư Joshu đến Hoa Kỳ vào tháng Bảy năm 1962 và ở lại truyền dạy giáo pháp cho đến ngày nay. Rinzai-ji (Lâm Tế Tự), ngôi chùa chính của ngài trong thành phố, được xây dựng vào năm 1968 ở Los Angeles, và sau đó là hai trung tâm tu thiền được thành lập: Mount Baldy Zen Center ở San Gabriel Mountains, Nam California, được thành lập vào năm 1972 và Bodhi Manda Zen Center ở New Mexico được thành lập vào năm 1973. Học trò của ngài cũng mở những Trung tâm tu Thiền ở Hoa kỳ, Puerto Rico, Canada, Áo và Đức.

Hiện tại, ở tuổi trên 100, ngài vẫn giữ đều đặn chương trình dạy dỗ. Có thể nói ngài là người đại diện cuối cùng của thế hệ những vị thầy tiên phong truyền bá giáo pháp vào phương Tây.

Sự chuyển động bao gồm hai tính chất: sai biệt và phân biệt. “Đi” hàm chứa “đến”, và “đến” hàm chứa “đi”. Đến và đi được hoàn thành trong sự bình đẳng. Toàn thể vũ trụ là một: Sự bình đẳng chứa đựng sai biệt và phân biệt. Nó bao hàm cộng và trừ. Do đó nó là số không.

Chúng ta chỉ có thể kinh nghiệm về trạng thái bình đẳng; chúng ta không thể diễn tả nó. Nếu có người yêu cầu giải thích, điều duy nhất tôi có thể làm là ôm hôn người đó, hoặc cho người đó một cú đấm. Có hiểu điều đó không? Có lãnh hội gì không?

Thường người ta nói “Chúng tôi yêu sự bình đẳng”. Thay vì chỉ nói ở đầu môi, chúng ta cần phải hiểu nguyên lý này. Khi trạng thái bình đẳng được biểu lộ, nó là trạng thái zero. Đó là trạng thái khi chúng ta không còn khẳng định hay bám vào cái ngã. Nếu hiểu điểm then chốt này, thế là đủ. Không còn cần phải để tâm vào thứ gì nữa.

Khi một đứa trẻ gọi “cha ơi!”, nếu người cha không đáp, đứa trẻ sẽ có thể hích tay vào người cha và nhắc: “Nhìn con này”. Khi người cha nhìn, nó sẽ nói: “Con thương cha”. Người Ấn Độ xưa gọi những sự liên hệ như vậy là karma (nghiệp.)

Chúng ta không biết người Ấn Độ trước thời Đức Phật có hiểu khái niệm karma theo cách của Đức Phật hay không. Họ chỉ dùng chữ “karma” mà không định nghĩa hoạt động của karma. Trong khi đó, Đức Phật nói rõ ràng rằng karma là hoạt động “đến như vậy” và “đi như vậy”. Ngài định nghĩa một cách rõ ràng và thấy rằng không một ai trong chúng ta có thể thoát ra khỏi phạm vi của karma.

Tiếng Trung Hoa dịch hai từ “đến như vậy” và “đi như vậy” là như thị lai và như thị khứ. Như thị lai cũng bao hàm ý nghĩa pháp giới (dharmakaya). Như thị là như vậy. Như thị là như thị. Sự vật là như chúng là, trong bản thể của chúng. Nhưng một khi chúng ta đề cập đến cái toàn thể này như là một đối tượng, thì sự hợp nhất bị phá vỡ và sự phân ly hiện ra. Trong trạng thái hợp nhất, sự tĩnh lặng hoàn toàn trú ngự, ở đó không còn sự hiện hữu của cái ngã. Chúng ta không cần phải nói điều gì.

Khi người con và người cha hoàn toàn riêng rẽ, giữa họ không có điều gì cần phải nói. Người con ở trong một trạng thái riêng rẽ rõ ràng với người cha, người con không cần phải gọi người cha. Người con đang thể hiện sự vô ngã của mình, đơn độc, tự tại. Khi người con riêng rẽ một cách rõ ràng với người cha, nó không cần gọi người cha. Nó đang hiển lộ sự trọn vẹn của mình nơi chính mình. Người cha cũng có thể nhận biết người con không thật sự cần gì đến mình, và ông có thể ở trong trạng thái “dừng nghỉ”.

Trong trạng thái không tùy thuộc này, mặc dầu họ là hai cái khác nhau, họ không đối lập nhau, họ hiện hữu trong cùng một không gian. Nhưng nhìn từ một điểm nhìn rộng hơn, chúng ta cũng có thể coi đó là sự đối lập. Mặc dù có vẻ đối lập, họ không thật sự đối lập. Đó là trạng thái trong đó không có người nào còn cần thiết tìm cách khẳng định cái ngã của mình.

Ở đó, cha và con hiện hữu riêng rẽ trong một trạng thái, và họ không quấy rầy nhau. Mỗi người đều tự trọn vẹn nơi chính mình. Trạng thái đó xuất hiện một cách chắc chắn, và khi xuất hiện, nó sẽ xuyên thủng và biểu lộ sự hợp nhất. Và rồi mọi thứ sẽ biến mất. Trạng thái mà trong đó chúng ta không còn dính mắc vào cái ngã chắc chắn sẽ xuất hiện. Phật giáo coi đó là cái ngã chân thật, tình yêu chân thật, là chân lý cứu cánh. Với thiền, ngôn ngữ không thể hiển bày chân lý cứu cánh. Chân lý đó hoàn toàn là con số zero.

Trạng thái như thị lai - đến như vậy - là trạng thái mà một người thoát khỏi sự ràng buộc con người. Đó là sự biểu lộ hoàn toàn của “đến như vậy”. Chúng ta không còn là mẹ, cha hay con. Toàn thể vũ trụ trở thành một. Khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp được hoạt động “đến như vậy”, chúng ta sẽ được “dừng nghỉ” và tĩnh lặng. Dù nói bao nhiêu cũng không đem lại sự thỏa mãn và hạnh phúc chân thật. Chỉ khi nào chúng ta có được trạng thái siêu thoát, trạng thái “đến như vậy”, chúng ta mới có thể thỏa mãn và “dừng nghỉ”. Đó là tình yêu chân thật, là chân lý cứu cánh. Người cha được thỏa mãn. Người mẹ được thỏa mãn. Người con được thỏa mãn. Họ không thỏa mãn một cách riêng rẽ, nhưng toàn thể vũ trụ thỏa mãn. Đó là trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng, trạng thái zero.

Trong thiền, sự biểu lộ trực tiếp, sự chỉ thẳng là điều quan trọng. Nếu không thể trả lời lập tức cho người thầy, một người không thể gọi là đang thực hành thiền. Khi nhìn lên bầu trời, loại chỉ thẳng nào sẽ hiện ra? Có sự biểu lộ trực tiếp nào khi nhìn thẳng lên bầu trời?

(Theo Shambala Sun)

Joshu Sasaki Roshi - Thị Giới dịch

(1) Một hôm Lý Thái Tông đến thăm, hỏi Thiền sư Thiền Lão trụ trì ở chùa được bao lâu và hàng ngày làm việc gì, Thiền Lão trả lời bằng hai câu kệ: Đản tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu Xuân Thu. (2) Mười hiệu của Đức Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trương Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. (3) Kinh Kim Cang: “Tu Bồ Đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai”. (Nếu có người nói rằng: Như Lai có đến, có đi, có ngồi, có nằm, người đó không hiểu giáo pháp của Như Lai. Như Lai, không từ đâu đến, cũng không về đâu, nên gọi là Như Lai). (4) Kinh Kim Cang: “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”. (5) Bát Bất: Bất sinh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhứt diệc bất dị, bất lai diệc bất xuất. (Không sinh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không cùng cũng không khác, không đến cũng không đi). (6) Khi đản sinh, Đức Phật buớc bảy bước trên bảy hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Đó là sự hiển bày thế giới hoa sen, trong đó, mỗi sự vật là một đóa hoa, mỗi động tác, mỗi bước đi là sự nở ra của một đóa hoa. Trên trời, dưới trời, chỉ có bậc bước đi và dừng nghỉ đều trọn vẹn trong thế giới hoa sen, thế giới được trang nghiêm bằng hoa với pháp Hoa Sen vi diệu. Đó là bậc tôn quý nhất.

Lời Đức Phật dạy về Tình Yêu

Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, một Người một Phật, Phật ngồi Người đứng..

Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật

Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác

Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người : Con...con...con...

Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người : Con...con...con...

Phật : Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người : Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất

Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Phật: Nhìn thấu sẽ không, nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Phật: A di đà phật...

Những Điều Phật Dạy