Rau quả tươi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, còn có tác dụng ức chế và chống ung thư (UT), bằng việc kích thích tổ chức tế bào sản sinh chất "gây nhiễu", nâng cao sức miễn dịch của người bệnh; ngăn cản tế bào UT sinh trưởng...
Cải thảo:
Chứa nhiều xơ, giúp ích cho việc phòng ngừa UT. Trong cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng selen và molybden cũng có tác dụng phòng chống UT.
Bắp cải:
Là loại chứa nhiều nguyên tố vi lượng molybden - chất này có tác dụng ức chế hình thành chất gây UT là nitrosamine, bắp cải cùng với bông cải, cải thảo... đã được các nhà khoa học trên thế giới liệt kê vào thực đơn chống UT.
Hẹ:
Trong y học cổ truyền, hẹ giúp ôn thận tráng dương (làm ấm thận, tăng sinh lực), giải độc. Còn y học hiện đại khám phá hẹ giúp phòng chống UT. Hẹ là chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gien, từ đó bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các chất gây UT, có tác dụng tăng cường sức miễn dịch cơ thể và sức chống UT.
Tỏi:
Thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào, tăng sức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, từ đó giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch vị, trong tỏi còn chứa nhiều chất chống UT như nguyên tố vi lượng selen. Việc thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh UT dạ dày, UT thực quản. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ qua nghiên cứu đã phát hiện trong tỏi có 3 hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào UT.
Bó xôi:
Theo y học cổ truyền, bó xôi có công dụng bổ máu, thông huyết mạch, trợ giúp tiêu hóa. Bó xôi có chứa chất kháng oxy hóa, giúp phòng chống UT. Còn nghiên cứu của Hàn Quốc phát hiện, thường ăn bó xôi giúp giảm nguy cơ mắc UT dạ dày.
Khổ qua:
Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, giải độc, sáng mắt. Nghiên cứu cho thấy, thức ăn có vị đắng (trinitrophenol) có sức tiêu diệt mạnh đối với tế bào UT, trong khổ qua còn chứa một protein giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng chống UT
Ăn xà lách xoong có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do có tác dụng tiêu diệt các hóa chất gây tổn hại cho DNACác nhà khoa học thuộc Đại học Ulster (Anh) đã rút ra kết luận kể trên sau khi nghiên cứu trên hai nhóm người.
Một nhóm dùng thêm 90 gr cải xoong trong chế độ ăn hằng ngày và nhóm còn lại không dùng rau cải xoong. Sau 8 tuần, các chuyên gia xét nghiệm máu của những người tham gia. Kết quả cho thấy nhóm dùng cải xoong có hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao và hàm lượng hóa chất gây hại cho DNA thấp, từ đó giúp giảm nguy cơ bị ung thư.
Các nhà khoa học tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) đã phát hiện ra chất chiết xuất từ quả ô-liu có thể giúp ngừa ung thư.
Một hợp chất tên là a-xít maslinic có trong quả ô-liu có thể giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn chúng xuất hiện. Không giống như những chất chống chất sinh ung thư khác, a-xít maslinic là một hợp chất tự nhiên nên ít gây độc hại hơn.
Theo Hãng tin ANI, các chuyên gia chỉ mới thử nghiệm công dụng trị bệnh của chất a-xít maslinic trong việc điều trị ung thư ruột kết nhưng họ cho rằng nó cũng có tác dụng tương tự với nhiều loại khối u khác.
Quả Ô liu
Các nhà khoa học tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) đã phát hiện ra chất chiết xuất từ quả ô-liu có thể giúp ngừa ung thư.
Một hợp chất tên là a-xít maslinic có trong quả ô-liu có thể giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn chúng xuất hiện. Không giống như những chất chống chất sinh ung thư khác, a-xít maslinic là một hợp chất tự nhiên nên ít gây độc hại hơn.
Theo Hãng tin ANI, các chuyên gia chỉ mới thử nghiệm công dụng trị bệnh của chất a-xít maslinic trong việc điều trị ung thư ruột kết nhưng họ cho rằng nó cũng có tác dụng tương tự với nhiều loại khối u khác.
Ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong hầu đầu với tỉ lệ tử vong lên tới 95% sau 2 năm phát bệnh ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây này cho thấy, một chế độ ăn giàu ngũ cốc như bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt và các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc khác sẽ giảm thiểu được nguy cơ phát triển các khối u ác tính.
Một nghiên cứu với hơn 2.000 người tham gia đã cho thấy rất rõ mối liên quan giữa thói quen ăn ngũ cốc với sự tiến triển của các khối u ác tính ở tuyến tụy.
Nhóm ngũ cốc nguyên chất bao gồm:
- Gạo lứt tẻ
- Gạo lứt nếp
- Bánh mì lát làm bằng bột lúa mì nguyên chất (whole wheat), bột mì nguyên chất (whole flour).
- Yến mạch xay
- Hạt kê
- Lúa mạch.
Những người ăn ít nhất 2 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày, tương đương với 1 chén cháo gạo lứt hoặc cháo yến mạch, hoặc 2 lát bánh mỳ sẽ giảm tới 40% nguy cơ bệnh so với những người ăn ít hơn 1 khẩu phần.
Nghiên cứu của trường ĐH California, San Francisco này cũng lưu ý rằng những người ăn nhiều hơn 26,5g chất xơ mỗi ngày sẽ ít có nguy cơ ung thư tuyến tụy hơn 35% so với những người ăn dưới 15,6g chất xơ mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Điều này cho thấy, khác với một số bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một chế độ ăn giàu ngũ cốc không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch mà nó cũng giúp ngăn ngừa sự phát tác chết người của các khối u ác tính”.
Tuy nhiên, ăn nhiều ngũ cốc tinh chế và có vị ngọt chẳng hạn như các loại bánh rán mỗi tuần lại làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
TS June Chan, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: “Từ kết quả nghiên cứu này đã củng cố giả thuyết ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám và các chất xơ tốt hơn là ăn các loại tinh bột có đường trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tụy".
Ăn thường xuyên quả mâm xôi có thể ngăn ngừa ung thư thực quản phát triển
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) sau khi theo dõi tác dụng của quả mâm xôi đối với những bệnh nhân mắc chứng esophagus Barrett, tình trạng có thể chuyển sang bệnh ung thư thực quản.
Theo đó, các bệnh nhân nữ được ăn 32gr quả mâm xôi khô đông lạnh/người và khẩu phần cho các bệnh nhân nam là 45gr/người mỗi ngày trong 6 tháng. Các nhà khoa học đã đo nồng độ 2 hợp chất 8-isoprostane và GSTpi, dấu hiệu cho thấy tiến trình chuyển sang ung thư có diễn ra trong cơ thể hay không. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả mâm xôi giảm sự hủy hoại tế bào và làm dịu đi tình trạng ô-xy hóa tại thực quản, từ đó ngăn ngừa khả năng ung thư, theo Reuters dẫn lại.
Vỏ quýt có thể giúp ngừa một số loại ung thư
Theo Hãng tin Reuters, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y Dược Leicester (Anh).
Một hợp chất chứa trong vỏ quýt tên là Salvestrol Q40 có tác dụng tiêu hủy các tế bào ung thư ở người, vốn chứa một loại enzyme mang tên P450 CYP1B1. Phát hiện này mở ra một triển vọng sớm tìm ra các phương pháp hữu hiệu chữa trị các bệnh ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và buồng trứng.
Nước lựu ép có thể là một thứ "vũ khí" hữu hiệu trong việc chống ung thư tiền liệt tuyến.
Theo Báo The New York Times, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đã rút ra kết luận sau khi cho khoảng 50 nam giới bị ung thư uống nước quả Lựu.
Nam giới tham gia nghiên cứu đã được khuyên uống mỗi ngày một ly nước lựu ép khoảng 230 ml. Kết quả cho thấy bệnh tình của họ đã thuyên giảm đáng kể. Theo các chuyên gia, có thể nước lựu ép đã có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Một số hoa quả như càrốt, cà chua có những tính năng kỳ lạ - ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Sau 12 năm theo dõi hàng nghìn người với chế độ ăn uống khác nhau, các bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Harvard ở Boston (Mỹ) đã đưa ra lời khẳng định trên
Qua phân tích cho thấy: Trong càrốt chứa nhiều chất alpha - carotene và cà chua chứa nhiều lycopen. Các chất đó vào cơ thể qua thức ăn sẽ trở thành các hoạt chất carotenoids có tính năng như chất chống oxy hoá và góp phần triệt tiêu các phần tố tự do (FR) gây nguyên nhân huỷ hoại DNA của các tế bào. Sự tác động của các chất FR về lâu dài dẫn tới việc phát triển tốc độ lão hoá của tế bào và gây ra hàng loạt chứng bệnh nan y như ung thư.
Các thí nghiệm cho thấy sử dụng thường xuyên càrốt và cà chua ở dạng tươi đã ngăn ngừa hết sức có hiệu quả căn bệnh ung thư phổi. Thậm chí, những người nghiện thuốc thường xuyên ăn càrốt sống có tỷ lệ ung thư phổi thấp hơn 63% so với người nghiện nhưng không ăn loại quả này. Như vậy so với alpha-carotene, lycopene trong càrốt có vai trò quan trọng và tối ưu hơn trong việc ngăn ngừa ung thư phổi, bởi nó không dễ bị phân huỷ như các carotenoid khác và có khả năng hoá giải cao hơn đối với FR.
Uống hai tách trà một ngày có thể giảm nguy cơ ung thư da
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Dartmouth ở New Hampshire (Anh) so sánh thói quen uống trà của 1.400 người có bệnh ung thư da và 700 người không mắc bệnh này. Cuộc nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong trà có tác dụng bảo vệ da.
Các nhà khoa học đã phỏng vấn những người mắc ung thư da, cùng với nhóm người mạnh khỏe, tuổi từ 25-74, về chế độ ăn uống, lối sống và thói quen uống trà xanh và trà đen của họ. Cả hai loại trà đều có nhiều chất chống ôxy hóa mà các nghiên cứu với động vật cho thấy có khả năng ngăn ngừa việc phát triển tế bào ung thư.
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố góp phần gây ra khoảng 90% các trường hợp mắc ung thư da. Các chuyên gia ung thư Anh cảnh báo rằng cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da là bảo vệ da.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-Sinai (Mỹ) đã đi đến kết luận trên sau khi tiến hành thử nghiệm trên những con chuột đã được cấy các tế bào ung thư của người.Những con chuột này được cho uống chiết xuất từ ớt 3 lần/tuần, mỗi lần 400 mg, tức tương đương 3-8 quả ớt tươi. Liệu pháp này đã giúp bệnh tình ở chuột thuyên giảm. Lý do là ớt có thể làm các tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần tự hủy hoại. Ngoài ra, nó cũng làm chậm quá trình phát triển khối u ở tuyến tiền liệt. Giới chuyên môn cho rằng phát hiện này hứa hẹn khả năng tạo ra loại dược phẩm lấy chiết xuất từ ớt để chữa trị cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Theo các nhà nghiên cứu Israel, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư
Nấm linh chi có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt, một trong những căn bệnh đáng sợ nhất của giới mày râu. Theo AFP, các nhà khoa học thuộc Đại học Haifa (Israel) cho biết họ đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (có tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn chặn một số cơ chế liên quan đến tiến trình phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nhà nghiên cứu Israel, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư .
Chỉ cần ăn 2-3 bữa các loại rau cải mỗi tuần, bạn có thể an tâm tránh xa căn bệnh ung thư ruột kết.
Nguyên nhân là vì trong quá trình chế biến, những loại rau này sản sinh một chất đặc biệt gọi tắt là AITC, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
AITC thực chất là một sản phẩm của quá trình phá vỡ hợp chất sinigrin trong các loại rau họ cải như mù tạc, bắp cải, súp lơ, củ cải Thuỵ Điển, cải xoăn, wassabi... AITC xuất hiện khi cắt, chế biến và tiêu hóa rau. Theo các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Thực phẩm Anh, ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết, AITC còn có thể ngăn chặn sự xâm lấn của khối u.
Kết quả nghiên cứu được tuyên bố đúng vào thời điểm Quỹ Ung thư Thế giới (WCRF) thông báo kế hoạch triển khai một nghiên cứu quy mô nhất từ trước tới nay về chế độ dinh dưỡng và căn bệnh ung thư. Trong đó, các nhà khoa học trên toàn cầu sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu hơn 10.000 công trình liên quan, nhằm thiết lập một hướng dẫn tổng hợp, cụ thể và đáng tin cậy về loại thực phẩm nào con người cần ăn để chống ung thư. Nghiên cứu dự kiến sẽ được công bố vào năm 2006. Cho đến thời điểm này, nội dung nghiên cứu đã được phân bổ về một số viện nghiên cứu và đại học, trong đó các đại học ở Leeds và Bristol (Anh) sẽ chịu trách nhiệm đối chiếu thông tin về các loại ung thư tuyến tuỵ, dạ dày, bàng quang, tuyến tiền liệt và thận. Ở Mỹ, Đại học bang Pennsylvania sẽ tìm hiểu sâu về ung thư miệng và vòm họng, Đại học Johns Hopkins sẽ tập trung nghiên cứu về ung thư phổi và họng trên, Trường Kaiser Permanente sẽ nhận đề tài về ung thư tử cung. Tại Hà Lan sẽ là ung thư ruột kết, trực tràng, gan và túi mật; còn Viện Ung thư Italy sẽ tìm hiểu ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung.
Giáo sư Martin Wiseman, giám đốc dự án và cố vấn khoa học - y tế của WCRF, cho biết: "Bất cứ khi nào xuất hiện một nghiên cứu mới liên quan đến dinh dưỡng và ung thư, chúng sẽ hoặc là đối lập, hoặc là phức tạp hóa các kết quả trước đó. Hậu quả là người dân rất dễ bị rối, nhầm lẫn, thậm chí hoảng loạn. Đó là lý do vì sao cần phải tiến hành một công trình nghiên cứu tổng hợp, nhằm cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy nhất dựa trên cơ sở khoa học. Nó sẽ làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm và giải toả mọi nghi ngờ về dinh dưỡng và căn bệnh ung thư từ trước tới nay".