Yến vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị, thượng được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, chống mỏi mệt, tim đập nhanh, đặc biệt do hàm lượng các axit amin rất cao nên yến sào còn giúp tăng thêm khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám, làm da dẻ hồng hào, mịn màng, kéo dài vẻ thanh xuân. Vì vậy Yến sào thực sự là món quà, món ăn quý giá dành tặng cho những người thân yêu của bạn .Là món ăn bổ dưỡng, đứng đầu trong hàng bát trân, tức là 8 món ăn quý hiếm nhất mọi thời đại. Xưa kia cùng với hải sâm, bào ngư, vi cá…Là những món ăn chỉ dành cho bậc vua chúa, đế vương.Yến sào có tên khoa học là Collocalia sp, thuộc họ Apodidae, sống nhiều tại các hải đảo, nhất là tại Cù lao Chàm và vùng biển tỉnh Khánh Hoà (Hòn Yến). Tổ chim yến được dùng làm dược liệu, thuộc loại đặc sản quí hiếm vì yến làm tổ ở các vách núi hiểm trở nên việc lấy tổ yến rất khó khăn. Người đi lấy tổ yến phải chịu rất nhiều gian lao vất vả.
Yến sào là tổ của chim yến, nơi yến sống và sinh nở. Tổ chim yến được làm từ chính nước bọt của chúng. Ban ngày yến đi săn lùng thực phẩm trên biển, đêm đến lại nhọ dãi làm thành tổ. Tổ yến thưọng xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ. Yến sào có 3 loại:Mao yến: Là tổ làm lúc đầu để đẻ trứng nên chứa nhiọu lông yến, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn.Bạch yến: Là tổ làm lần thứ hai sau khi mao yến bị lấy mất, có màu trắng tinh, nửa trong suốt.
Huyết yến: Là loại yến sào quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ mà người ta cho rằng đó là do máu của yến tạo thành. Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid. Riêng ptotid có các acid amin cần thiết với tỷ lệ rất cao như 2,7% Histidin, 2,7% Arginin, 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosin.Trong tổ yến còn có phosphor, sắt, kali và canxi. Yến sào còn được chế tạo theo phương pháp Tây y, kết hợp với nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, đại táo, đỗ trọng, mật ong để làm thuốc tăng lực, tăng sinh tế bào, chống lão hóa, ngưọi suy nhược, già yếu.Món yến sào được nhiều người ưa thích nhất chưng cách thủy với đưọng phèn: Ngâm tổ yến vào trong nước ấm khoảng một giọ cho tổ yến tơi ra, dùng nhíp nhặt hết các cọng lông nổi lọnh bọnh. Rửa sạch lại thì thấy các sợi của tổ yến có màu trắng vàng, sau đó thêm đưọng phèn và chưng cách thủy. Thế là bạn có món chè yến, vị là lạ, khó quên.Yến sào được chế biến thành nhiều món như Yến tiềm , súp yến với táo đỏ hạt sen, Yên tiềm lê và bạch quả, huyết yến chưng đường phèn và hoa nhài….
Súp tổ yếnvới thịt cua hoàng Đế
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine, ... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các
Yến sào – Dược liệu quý
Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.Có thể nói rằng, khi ăn món yến sào, thưởng thức được hương vị đặc trưng và bổ dưỡng của yến, người ta sẽ cảm thấy tự hào vì đã nếm được một trong những tinh hoa của trời đất, tạo vật.Cách chế biến món ăn từ Yến SàoÐể chế biến món ăn từ tổ yến, trước tiên phải ngâm tổ yến trong nước ấm chừng hai tiếng đồng hồ rồi gỡ các sợi ra. Sợi dài được cắt ngắn.Nắm sợi này giống như những sợi miến nhỏ. Chúng được nhặt rửa sạch cùng với mấy sợi nấm hương rồi đem nhồi vào bụng một con gà đã được làm lông rất kỹ lưỡng và loại bỏ tất cả những lòng, mề, gan, phổi. Gà để nhồi yến phải là gà giò hoặc mái tơ thuộc nòi gà ri. Gà nhồi yến được cho vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ. Sau đó, những sợi yến trong bụng gà được đặt vào bát con. Trên lớp sợi yến là những miếng thịt gà ngon. Một phần nước soup gà được chan vào bát. Những bát nhỏ có cả yến, thịt gà và nước soup được đem đun cách thủy chừng 15 phút. Như vậy là ta đã có món yến "thả" thơm ngon và bổ.Soup yến (yến nấu thả)Lại còn hai cách chế biến yến là "chè yến" và "yến hấp đường phèn". Hai món này đều thanh cảnh, nhẹ nhàng, thường dùng làm món tráng miệng sau bữa tiệc. Chè yến là sợi yến nấu với nước đường được canh với lòng trắng trứng khuấy kỹ, gạt bỏ váng và lọc qua vải xô. Yến sào cũng có thể đem hấp cách thủy với đường phèn. Yến sào là món ăn thượng đẳng, bổ gân cốt, lấy lại sức lực cho người yếu. Nó chống sự trì trệ tuần hoàn của máu, chống hiện tượng béo phì, tránh được hiện tượng hình thành mỡ trong máu. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Món xúp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa mệnh danh là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung. Được tiêu thụ cách đây 400 năm.
Giá trị dinh dưỡng của món yến sào thật vô cùng hấp dẫn, chỉ riêng hương vị đặc biệt thơm ngon cũng đáng được xếp vào món trân quý trên thế giới.
Yến có tên khoa học là Collocalia sp, thuộc họ Apodidae, sống nhiều tại các hải đảo, nhất là tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) và vùng biển tỉnh Khánh Hoà (Hòn Yến). Tổ chim yến được dùng làm dược liệu, thuộc loại đặc sản quí hiếm vì yến làm tổ ở các vách núi hiểm trở nên việc lấy tổ yến rất khó khăn. Người đi lấy tổ yến phải chịu nhiều gian lao vất vả chấp nhận rủi ro, kể cả tai nạn, thương vong...
Yến sào là tổ của chim yến, nơi yến sống và sinh nở. Tổ chim yến được làm từ chính nước bọt của chúng. Ban ngày yến đi săn lùng thực phẩm trên biển, đêm đến lại nhỏ dãi làm thành tổ. Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ. Yến sào có 3 loại:
- Mao yến là tổ của chim yến làm lúc đầu để đẻ trứng, trong tổ có nhiều lông yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vồng lên. Một tổ yến chỉ nặng khoảng 10g.
- Bạch yến hay quan yến là tổ chim yến làm lại lần thứ hai, màu trắng, trong, thỉnh thoảng cũng có lông yến lẫn vào, hình dáng cũng giống như mao yến, loại này phẩm chất rất tốt.
Huyết yến về hình dáng, kích thước cũng giống như bạch yến, chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng khi chim yến mẹ nhả dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Huyết yến rất hiếm và rất quý.
Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid. Riêng ptotid có các acid amin cần thiết với tỷ lệ rất cao như 2,7% Histidin, 2,7% Arginin, 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosin. Trong tổ yến còn có phosphor, sắt, kali và canxi. Theo Bản thảo cương mục, yến sào vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.
Yến sào còn được chế tạo theo phương pháp Tây y, kết hợp với nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, đại táo, đỗ trọng, mật ong để làm thuốc tăng lực, tăng sinh tế bào, chống lão hóa, người suy nhược, già yếu.
Chế biến món ăn từ tổ chim Yến
Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).
Cách nấu yến sào đều giống nhau. Sau khi nêm ít gia vị vào thố súp, liền đặt thố vào nồi hấp cách thủy để có thể hầm yến sào thật tốt. Trước khi hấp, người ta ngâm yến sào vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Hấp cách thủy là cách làm truyền thống của người Trung Quốc, yến sào được chứa đựng trong cái thố có nắp đậy kín, thố này được đặt vào một vật chứa lớn hơn có xăm xắp nước. Thời gian hấp từ 3 - 4 giờ với nước sủi lăn tăn trên lửa từ nhỏ đến vừa. Vật đựng yến sào thường bằng men sứ có nắp đậy cho kín hơi.
Nói chung, có 4 nhóm yến sào được ưa chuộng, cho dù yến sào thuộc nhóm nào vẫn là thức ăn có vị thuốc bồi bổ và có giá trị dinh dưỡng cho con người.Món ăn, thức uống của vua chúa không những phải ngon, đẹp, tinh, giàu chất dinh dưỡng mà còn mang tính chất y lý trong từng nguyên liệu sử dụng để đạt sược sự trường thọ cho người ăn.Và chế độ phong kiến đã tàn lụi theo quy luật phát triển tất yếu của lịch sử. Thế hệ của chúng ta hôm nay thật sự chỉ biết được quá khứ qua từng trang sách sử. Những gì được ghi chép, còn tiếp tục lưu truyền. Những gì không lưu chép, chỉ tản mạn truyền khẩu trong dân gian thì đang dần mai một... Về kiến thức ẩm thực cung đình Việt Nam .Bài viết này chỉ xin cung cấp cho bạn đọc một phần kiến thức nhỏ nhoi về "Bát trân trong ẩm thực cung đình Việt Nam xưa” là tám món ăn quý hiếm.1 - Yến sào: Là tổ của loài chim hải yến (én biển) là một thực phẩm cao cấp vô cùng quý giá: Việt Nam là một trong tám quốc gia trên thế giới có yến sào.Yến sào có nhiều loại: yến huyết, quan địa, bài... mỗi loại đều có giá trị chất lượng khác nhau nhưng tất cả đều có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế lớn.Bản thân yến sào không phải là một món ăn ngon - mùi yến sào tanh tanh, vị nhạt nhạt nhưng ăn nó sẽ được bồi bổ thần kinh, gân cốt, chữa bệnh kiết, chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.Yến sào có thể chế biến nhiều món ăn:- Chè yến- Chè yến sào hạt sen- Yến thả- Bồ câu tiềm yến sàoXưa kia vua chúa chỉ ban yến cho hai đối tượng:- Các sứ giả đến bang giao với Việt Nam- Các vị tân khoa đỗ đầuNgày nay, trong tám loại thực phẩm quý hiếm trên chỉ còn yến sào là vẫn dễ dàng tìm kiếm và được phép sử dụng. Bảy thứ còn lại, một số loài đã tuyệt chủng hoặc nếu còn, đều thuộc danh mục các thú vật quý hiếm phải hết sức bảo vệ và gìn giữ.2 - Nem công: Nem là một món ăn đặc biệt của người Việt được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín bằng sự lên men vi sinh do sự tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêụ..) phối hợp vào nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn. Làm nem, nếu biết chọn thịt đùi, nem sẽ dai ngon.Công là một loài chim có bộ lông đẹp. Nó thường sống ở các cây cao hoặc gò cao. Đến mùa giao tình thường xòe cánh múa các vũ điệu để gọi bạn. Con người rất thích thưởng ngoạn các vũ điệu ấy. Việc săn bắt công để cung cấp thịt hàng ngày phục vụ chế biến thức ăn không phải dễ dàng.Nem công được liệt vào danh mục "bát trân"? Thịt công ngon điều này cũng chỉ đúng một phần bởi cái ngon của thịt công giống vị của thịt gà. Nhưng thịt công lại có tính giải độc. Khi ăn nem công, thịt công hấp thu vào máu sẽ có khả năng giải các thứ độc tố mà người ăn lỡ ăn phải. Chính đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý.Như trên đã nói, tính mạng của các bậc đế vương luôn được đặt hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến con người cố sát, đầu độc nhau trong lịch sử của nhiều triều đại không phải là không có. Do đó, món ăn này được xem như "thần hộ mạng".3- Chả phụng: Chim phụng là chim đực. Chim cái được gọi là Hoàng. Loài chim phụng chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phụng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như thịt loài chim công, thịt chim phụng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.4- Da tây ngưu: Loại thú tây ngưu hay còn gọi là tê ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Hình dạng Tây ngưu rất xấu xí. Người xưa kể rằng, mỗi khi ra suối uống nước, Tây ngưu nhìn xuống suối, thấy bộ dạng mình xấu xí quá, con vật hổ thẹn quậy cho nước thật đục rồi mới uống . Da tây ngưu rất cứng, dày, duy nhất ở nách của con vật có một đám da rất mỏng. Nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy mới làm con vật chết. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng.5- Bàn tay gấu: Gấu đực gọi là Bi, gấu cái gọi là Hùng. Thú vật này có cổ dài, chân cao, đi được bằng hai chân. Gấu có sức mạnh, có thể dùng hai chân trước khuân cả tảng đá lớn. Chúng rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Lúc đói hoặc lúc trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Bàn tay gấu là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng.6- Gân nai: Loài nai lớn con hơn loài hươu. Giống nai đực có gạc. Nai ưa xuống ở núi. Vào tiết hạ chí, nai đực thường rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực nhưng phải biết cách bào chế và sử dụng. Gân nai lại được dùng để chế biến món ăn, rất ngon.Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Cho giò vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai vào phiêu trong nước có ít muối và giấm cho trắng. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai với các nguyên liệu: tôm khô, măng củ đậu, chả lụa... trong nước hầm gà đã lọc trong veo. Nêm gia vị vừa ăn khi các nguyên liệu đã chín mềm.7- Môi đười ươi: Đười ươi là một giống khỉ lớn, có thể đi bằng hai chân như người. Theo sách An Nam chí thì đười ươi chỉ ưa sống trong hang núi, đi không bao giờ theo một đường nhất định. Muốn bắt được đười ươi, con người phải lừa đặt be rượu và các đôi dép da trên đường chúng đi qua. Giống đười ươi hay bắt chước nên uống rượu rồi mang dép như loài người mà nó đã từng thấy. Lúc này chúng vừa say vừa đi xiêu vẹo, người săn thú mới dễ dàng bắt được.Môi đười ươi rất ngon, dùng chế biến các món sơn hào dâng vua chúa. Ngày nay, giống thú này rất quý hiếm, cần phải ra sức bảo vệ.8 - Thịt chân voi: Voi là một loài vật to nhất trong loài thú bốn chân. Nó rất thông minh, lanh lợi. Thịt voi rất nhạt nhẽo - người đời vẫn thường nói "mười voi không được bát nước xáo". Khi voi chết, người ta thường chỉ lấy ngà voi. ở bàn chân voi có một lớp thịt gân rất mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó đã là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành dâng vua chúa thưởng thức.Nhưng chúng ta vẫn còn có thể tái hiện các tiệc cung đình bằng chính những nguyên liệu cao cấp mà nguồn tài nguyên phong phú của Việt nam có thể cung cấp: yến sào, vi cá, bóng cá, hải sâm, cua gạch, tôm hùm, sò huyết, bào ngư để thu hút nguồn khách quốc tế khi họ đến với Việt Nam!Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được....
Yến sào- Món ăn mát bổ trong mùa hè
Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào.
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Yến sào là món đặc sản quý giá, rất bổ thần kinh và lại mạnh cả gân cốt. Sau đây là một số cách ăn yến.
Cách thứ nhất là "yến thả". Được dùng như món khai vị. Trước khi ăn vài giờ, ngâm tổ yến vào nước lã hoặc nước sôi trong khoảng 1 giờ đến khi bắt đầu tơi thì vớt ra, nhặt sạch rác rồi xé thành từng sợi nhỏ. Gà chín tới đem xé nhỏ. Tiếp đó đặt sợi yến vào bát con, hấp cách thủy chín rồi rắc thịt gà xé lên. Khi ăn, múc nước dùng thật nóng chan vào.
Cách thứ hai là "yến tần". Công đoạn 1 giống như yến thăn, nhưng dùng chim câu. Chim mổ moi rồi cho sợi yến cùng với đậu xanh đãi vỏ, một nhúm nếp hoa vàng và một ít mộc nhĩ rồi khâu lại, cho vào hầm cách thuỷ thật nhừ.
Cách thứ 3 là "chè yến". Cũng ngâm tơi nhặt sạch, hấp chín để không bị tiết chất bổ ra ngoài. Lấy đường trắng hoà với nước đem đun, lọc sạch cho trong vắt rồi đem đun sôi, múc vào từng bát đã có sợi yến ở trong.
Cách thứ 4 là "yến hấp đường phèn". Ngâm và tước sợi yến như trên. Lấy bát sạch cho 1 viên đường phèn ở dưới rồi rắc sợi lên trên. Có thể lấy 1 lát nhân sâm đặt vào đem hấp chừng nửa giờ thì được.
Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.