Cá song miệng rộng, hàm chếch...
Cá song thuộc loại sinh sản biến tính. Khi nhỏ chúng là cá thể cái, lớn lên một số biến tính thành cá thể đực. Cá thường nằm sát đáy hoặc ẩn nấp trong các hang, rạn đá, các rạn san hô để rình mồi. Vì vậy cá đánh bắt được chủ yếu bằng câu tay, câu vàng, lồng bẫy và lưới rã.
Cá song được đánh bắt chủ yếu bằng:
Câu tay...
Phần lớn cá song được sử dụng dưới dạng tươi sống. Tiêu biểu là món Sashimi cá song. Thịt cá được tách theo thớ, óng ánh, tươi rói, ngọt, giòn sần sật. Món được ăn kèm với hơn 8 loại gia vị phong phú, vừa bổ mát vừa thơm bùi, rất thú vị.
Cá Điêu Hồng
Cá Điêu Hồng là loài duy nhất có mỗi bên đầu một lỗ mũi. Cá có nhiều màu sắc khác nhau do sự kết hợp, lai tạo cũng như môi trường sống phong phú. Cá sống ở vùng nước trong ngọt nhưng cũng có khi gặp tại nơi nước đục, suối cạn và cửa sông.
Mỗi bên đầu cá có một lỗ mũi
Những màu sắc khác nhau của cá điêu hồng...
Thịt cá Điêu Hồng rất ngon, trắng, chắc, ngọt và vô cùng bổ dưỡng. Trong 100g cá chứa trên 20% chất đạm và thành phần Amino Acid trong Protein của cá rất cân bằng: trong đó Glutamic Acid chiếm đến 3.213g, Aspartic Acid: 2.297g, Lysine: 1.810g, Leucine: 1.603g. Lượng khoáng chất như Calcium, Sắt, Magnesium… đều tương đối cao. Đây cũng là nguồn cung cấp khá tốt về Vitamin B12, giúp bổ máu, bảo vệ hệ thần kinh.
Cá được chế biến thành các món hấp, nướng, chiên giòn… hoặc nấu canh rất hấp dẫn.
Điêu hồng chiên giòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét