Một số loại nấm ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong. Có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc. Nấm độc thì cực kỳ nguy hiểm, dù chỉ ăn một lượng rất ít, cũng có thể dẫn đến cái chết. Có nhiều loại nấm độc lại rất giống với nấm ăn được. Sau đây là một số loại nấm và cách nhận dạng chúng:
Nón tử thần (Amanita Phalloides)
- Màu sắc: hơi xanh ô liu hoặc hơi vàng
- Mũ: rộng từ 5 – 15 cm
- Thân: màu nhạt hơn mũ
- Khía: màu trắng, mịn
- Thịt: trắng
- Loa chén: lớn
- Thường mọc nhiều trong các rừng rậm, rất độc
- Màu sắc: toàn bộ trắng tinh
- Mũ: dạng hình nón, rộng từ 5 – 20cm
- Khía: trắng
- Loa chén: lớn
- Mùi: hăng dịu
- Mọc ở Đông Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương, rất độc.
- Màu sắc: hơi nâu với những đốm trắng, không thể rửa sạch
- Mũ: rộng từ 5 – 10cm
- Thân: to, dầy, màu trắng
- Khía: trắng
- Thịt: trắng
- Thường mọc ở rừng rậm, rất độc.
- Màu sắc: mũ màu đỏ có những đốm trắng, những đốm nầy không bị trôi dưới các cơn mưa.
- Mũ: rộng từ 7 – 25 cm
- Vành: màu trắng, rũ xuống
- Thân: màu trắng, có những mụt vàng ở dưới gốc
- Khía: màu trắng
- Nấm đôi khi có màu vàng nếu tìm thấy ở dưới những gốc cây thông.
- Màu sắc: đỏ hồng
- Mũ: hơi lõm, rộng từ 4 – 10 cm
- Khía: trắng, nghiêng xuôi xuống chân
- Thân: dầy, trắng, phía dưới hơi hồng
- Thịt: trắng, hơi hồng dưới lớp da ngoài
- Hương vị: rất cay (có thể ăn một miếng nhỏ).
- Là một loại nấm nguy hiểm. Mọc ở những khu rừng ẩm ướt. Có tính xổ mạnh
Nấm phiến đốm vân lưỡi (Panaceolus retirugis): cũng mọc trên những nơi có phân súc vật.
Nấm vàng (Hypholoma fasciulare): thường mọc từng đám lớn trên cây mục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét