25 tháng 7, 2008

Ngọc trúc


Ngọc trúc (Rhijoma polygonati odorati) thuộc họ hành tỏi (liiaceae) là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên nữ ủy. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây ngọc trúc (polygonatum officinale All) hay (polygonatum odoratum – Mill – Druce).

Sở dĩ có tên “ngọc trúc” vì cây này có lá giống lá trúc và thân rễ bóng như ngọc. Ngọc trúc là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đông y cho rằng cây ngọc trúc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh phế và vị. Sách Bản kinh cũng nói vị ngọt, tính bình. Sách Trấn nam bản thảo thì nói vị ngọt, hơi đắng, tính bình hơi ôn, nhập tỳ.
Theo Đông y thì ngọc trúc có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, nên chủ trị được vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, chứng ho lao phế táo. Các chứng bất túc, da mặt đen sạm (uống lâu da trở nên tươi nhuận), trúng phong bạo nhiệt (theo sách Bản kinh). Hay theo Bản thảo cương mục còn có thể dùng thay sâm kỳ, thuốc vừa không hàn không táo lại rất công hiệu.
Các nghiên cứu hiện đại còn thấy vị ngọc trúc có tác dụng bảo vệ nhất định đối với trường hợp cơ tim bị thiếu máu, đồng thời còn phòng ngừa tăng cao triglyceride và làm giảm lipid máu giúp phòng chống xơ cứng động mạch. Bởi vậy trên lâm sàng, ngọc trúc đã được bào chế thành thuốc bổ dùng trong phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt…

Chữa phong thấp bằng quả chuối
Bài 1:
- Dùng 20 quả chuối bom chín, nướng cháy vỏ, ngâm trong 3 lít rượu nếp, để 3 tháng mới lấy ra dùng.
- Mỗi lần uống 30ml trước bữa ăn, ngày 2 lần

Bài 2:
- Chuối bom chín 5 quả, chuối sứ chín 10 quả, cam đường 2 quả, rượu nếp 3 lít.
- Chuối bỏ vỏ, cam để nguyên cả vỏ, đem thái mỏng tất cả, xếp chung vào bình thủy tinh, đổ rượu nếp vào ngâm 3 tháng thì chắt lấy rượu mà uống
- Mỗi lần uống 30ml trước bữa ăn, ngày 2 lần, liên tục từ 1-3 tháng.
Công dụng chữa bệnh của trái cam
Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn. Nó được dùng để chữa một số bệnh như bí tiểu, khó sinh, ho…

Sau đây là một số bài thuốc từ quả cam:
- Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.
- Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.
- Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.
- Chữa bí tiểu hoặc khó sinh: Trái cam non phơi khô, đốt cháy sơ, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột nói trên với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.
- Hỗ trợ trong việc chữa sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250 g.
- Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.
Chú ý khi dùng cam
- Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
- Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
- Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.
- Nên dùng cam vào buổi sáng và vào lúc bụng đói.
- Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.
Bài thuốc dân gian trị cảm cúm

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta rất dễ bị virus cúm tấn công. Cảm cúm không phải là bệnh khó chữa nhưng nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Bác sĩ Đào Thị Ánh Tuyết – Phó khoa Châm cứu (Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM) cho biết, cảm lạnh theo quan niệm của Đông y là cảm mạo. Cảm mạo và cúm là bệnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh, do phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào phần da (biểu), phế, làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm theo vệ khí trở ngại phát sinh các chứng ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi. Có thể các khớp xương sẽ bị nhức mỏi kèm theo sốt nhẹ.
camcum.jpg
Có thể sử dụng các bài thuốc những bài thuốc dân gian, rất gần gũi xung quanh chúng ta để trị chứng cảm mạo do phong hàn như:
1. Lá tia tô (80g), cỏ gấu (80g), vỏ quýt (40g), cây cà gai (80g). Tán nhuyễn những vị trên thành bột uống hoặc có thể sắc lấy nước. Mỗi lần dùng khoảng 20g.
2. Lá tía tô, củ gấu (mỗi thứ 12g), hành, gừng, cam thảo đất, vỏ quyết sao khô (mỗi thứ 8g). Sắc chung các loại này, cho 2 chén nước đun sôi khoảng 5 phút. Ngày uống 2 lần.
Với chứng cảm mạo do phong nhiệt, có thể sử dụng một số bài thuốc sau:
1. Bạc hà, kinh giới (mỗi thứ 8g), cam thảo đất (12g), lá dâu, lá tre, lá sắn dây, lá kim ngân (mỗi thứ 16g). Rửa sạch những vị trên, cho vào ấm với 3 chén nước, sắc cạn đến khi còn một chén uống hết một lần. Ngày uống 2 lần.
2. Đậu xanh (50g), lá dâu non (16g), tía tô (12g), nấu chín đậu xanh rồi cho lá dâu, lá tía tô đã xắt nhuyễn vào trộn đều với cháo, ăn nóng cho ra mồ hôi.
Trường hợp người bệnh bị cảm mạo nhưng không ra mồ hôi thì phải xông bằng các loại lá có tinh dầu diệt khuẩn đường hô hấp như: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, sả… hoặc các loại lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi hay lá có tác dụng hạ sốt như lá tre… Lưu ý sau khi xông, người bệnh phải lau sạch mồ hôi, tránh gió và thay quần áo khác…
Chữa thấp khớp bằng cây Đại bi

Đại bi – Từ bi, băng phiến, mai phến, long não hương, ngải phến
- Thuộc họ cúc. Là loại cây thấp mọc thành bụi, cao 1,5-3m.
- Thân cây có lông mịn. Lá hình trứng, hai đầu nhọn, mặt trên có lông, bìa có răng cưa nhỏ.
- Gần cuống lá thường có 2-3 đôi thùy, tức là chỗ đó lá xẻ sâu.
- Vò lá ngửi có mùi băng phiến

Bài thuốc:
- Đại bi (thân, rễ) khô 20g
- Ké đầu ngựa 10g
- Bạch chỉ 20g
- Thiên niên kiện 20g
- Sắc uống ngày 1 thang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét