25 tháng 7, 2008
Nhân sâm Sử dụng không đơn giản
Nhân sâm là một vị thuốc quý, chứa 15 yếu tố vi lượng. Nhân sâm có tính chất hỗ trợ bồi bổ trong quá trình điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục.
Nhiều người cứ ngộ nhận và đánh giá nhân sâm như thần dược, điều đó là không đúng. Nhân sâm cũng là thuốc, đã là thuốc không phải muốn dùng thế nào cũng được và không phải ai cũng có thể dùng được. Thể trạng và bệnh tình của mỗi người khác nhau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Nếu dùng nhân sâm với liều quá cao, quá dài ngày sẽ bị ngộ độc, Y học gọi là "hội chứng ngộ độc nhân sâm". Những biểu hiện của ngộ độc thường là huyết áp tăng, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay, mẩn ngứa, nhiều người còn bị co giật..
Nhân sâm chỉ phù hợp với những người có thể trạng bị khí suy. Nếu nguyên khí bình thường, không bị suy tổn dùng nhân sâm sẽ sinh khí dư, dễ bốc hỏa. Còn người bị tỳ vị hư hàn, chức năng tiêu hóa suy giảm hoặc rối loạn tiêu hóa, bồi bổ thêm nhân sâm thì bệnh sẽ càng nặng hơn.
Các loại sâm đều có tác dụng bổ, nhưng việc sử dụng không đơn giản. Hiện nay, có loại sâm đã được nghiên cứu tác dụng dược lý, nhưng có loại vẫn được sử dụng theo kinh nghiệm.
Khi sử dụng phải nắm được dược tính của nó,
Hiện nay có 5 loại sâm dùng để trị bệnh cho 5 tạng cơ thể: Nhân sâm bổ tỳ, Sa sâm bổ phế, Huyền sâm bổ thận, Đan sâm hay còn gọi là Xích huyết sâm bổ tâm, Quyền sâm hay Tử sâm bổ can. Nhân sâm thường dùng ở liều từ 1-9g
Nếu dùng quá liều có thể gây những tác dụng phụ như: nhức nặng đầu, buồn nôn, tim nhanh, kích động, tăng huyết áp. Đặc biệt không được dùng nhân sâm vào buổi tối, sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ .
Chú ý Khi Dùng Nhân Sâm .
Nhân sâm đứng đầu trong bốn vị thuốc quý của y học phương Đông là sâm, nhung, quế, phụ. Tuy nhiên, trên thị trường có tới 90% là sâm giả và làm nhái, thêm vào đó nhiều người không biết cách dùng nên không phát huy hết những hiệu quả điều trị từ nhân sâm.
Tác dụng của nhân sâm
Theo các nghiên cứu khoa học, nhân sâm giúp lưu thông tuần hoàn máu, cân bằng huyết áp, chống stress, tăng cường trí lực, sinh lực, phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe do trong thành phần của sâm có nhiều chất saponin, dễ gây tổn thương não.
Những chú ý khi dùng nhân sâm
Nhân sâm và các sản phẩm từ nhân sâm có thể được dùng cho trẻ bắt đầu từ hai tuổi trở lên. Có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ nhân sâm: từ nguyên củ, đến tinh bột, xắt lát tẩm mật ong, thuốc viên, siro, nước uống, chè, cao sâm... Mỗi loại được dành cho từng đối tượng khác nhau nên rất dễ chọn lựa.
Để biết củ sâm có đạt chất lượng hay không thì khó có thể nhìn bằng mắt thường mà phải qua máy móc kỹ thuật phân tích.
Sâm tươi dùng tốt nhất là xắt lát ngâm mật ong. Ngâm rượu theo cách mà các bạn thường làm cũng được, tuy nhiên, nên để 5 - 6 năm sau mới dùng.
Trong sâm có thành phần saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Vì vậy, dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin. Sau khi thành hồng sâm, giá thành sản phẩm có thể cao gấp 10 - 20 lần.
Sâm khô dùng tốt nhất là đun lấy nước uống hoặc cũng xắt lát hấp. Khi mua những hộp sâm khô, bạn nên để ý đến tờ giấy màu vàng, đó là giấy kiểm định sản phẩm dán ở cạnh hộp.
Trong khi sâm tươi chỉ có thể bảo quản tối đa 10 ngày trong tủ lạnh thì sâm khô các bạn dùng được lâu hơn, có thể để được 10 năm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét