30 tháng 7, 2008

Rượu vang - món quà của Thượng đế



Những nhãn hiệu này theo mình thì chưa phải là cụ thể có lẽ còn nhiều nhãn hiệu nữa mình sẽ post sau vì mình chỉ biết những nhãn hiệu này ...

* Bisquit Dubouche: thành lập năm 1819 tại Janac, một trong tứ trụ của làng rượu cô nhắc. Hãng có các loại rượu: 3 Stars, V.S. V.S.O.P, Napoleon Fine Champagne, Extra Vieille.

* Camus: thành lập năm 1863 với tên Grande Marque, đến 1930 đổi thành Camus. Các loại rượu: 3 Stars, V.S, V.S.O.P, Napoleon, Hors d’Age và Reserve Extra Vieille (hiếm quý), Chateau D’uffaut Grande Fine Cognac, Chateau Plessis Extra Fine (nổi tiếng, đặc biệt hiếm gặp, nhiều người chỉ được nghe chứ chưa bao giờ nhìn thấy).

* Courvoisier: thành lập năm 1899, là hãng duy nhất trong những hãng ở đây không trực tiếp sản xuất rượu, chỉ mua lại các hầm rượu của các hãng khác về pha chế theo bí quyết riêng để tạo ra các loại rượu khác nhau bán ra thị trường. Nổi tiếng với nhãn hiệu Johnnie Walker, một nhãn hiệu khá bình dân và được tiêu thụ mạnh. Ngoài ra hãng còn sản xuất các loại 3 Stars, V.S.O.P, Napoleon, Extra Vieille.

* Delamain: Thành lập năm 1759. Năm 1824 đổi tên thành Roullet & Delamain. Các loại rượu có 3 Stars, Liquid Gold, V.S.O.P, Long Drink, Pale and Dry Grande Delamain (30 tuổi), Vesper Tres Vieille, Tres Vieux Cognac de Grande Delamain (cực hiếm).

* Hennessy: một trong tứ trụ của làng cô nhắc, ra đời năm 1865, sử dụng biểu tượng cánh tay vung rìu sắt. Có các loại rượu: Bras Arme, V.S.O.P, Bras d’Or, X.O (tương đương V.S.O.P), Extra.

* Martell: thành lập năm 1715, cha truyền con nối. Có các loại rượu: Dry Pale, V.S (tương đương 3 Stars), Medaillon V.S.O.P, Cordon Blue, Cordon d’Argent (tuổi khoảng 35), Extra Vieille Martell (tuổi 45 trở lên).

* Otard: thành lập năm 1494, có các loại rượu: 3 Stars, V.S, Baron Otard V.S.O.P Fine Cognac, Prince de Cognac (tuổi trên 25 năm), Charles X (cực hiếm).

* Polignac-Unioop: thành lập năm 1925, chủ yếu bán cho giới bình dân. Hãng có các loại: 3 Stars, V.S (tương đương Courone), V.S.O.P Fine Cognac, Dynaste Grande Fine Cognac (rất hiếm).

* Remi Martin: một trong tứ trụ làng cô nhắc và là hãng rượu lâu đời nhất, thành lập năm 1724. Hãng không sản xuất dòng tương đương 3 Stars mà chỉ có các loại rượu V.S.O.P (5 tuổi trở lên), Lancet d’Or, Grande Reserve, Vieille Reserve, Age Inconnu, Lancet d’Or Grande Cognac, Louis XII Grande Cognac (tuổi khoảng 25 năm).

* Armagnac: Là một vùng núi cao cách Charete hơn 100 km. Ở đây sản sinh loại rượu không gọi bằng tên Cognac mà mang tên quê hương của nó là Armagnac. Đặc tính của rượu Armagnac do loại cây sồi ở đây tạo ra, gỗ sồi màu đen hơn (black oak) khiến rượu để ít năm hơn Cognac vẫn cho màu sắc và hương vị như rượu vùng Cognac lâu năm. Danh hạng rượu Armagnac gồm: Marquic de Montesquio, Lafontan, Malliac, J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres, San Gil, Condom, Pacherene.

Mỗi lúc đi ăn tiệm – nhất là ở các tiệm ăn Pháp, Ý thuộc loại sang trọng nhiều người vẫn cảm thấy hoang mang, lúng túng khi được đưa cho bản danh sách rượu vang (gọi là winelist cho ngắn gọn) để lựa chọn.

Lý do là vì rượu vang ngày nay có quá nhiều thứ, giá tiền lại khác biệt nhau quá xa. Làm thế nào lựa chọn cho đúng cách, vừa với túi tiền mà vẫn được một chai rượu vang ngon để bữa ăn thêm phần hứng thú? Lỡ mình lựa phải một chai uống chua lè đắng ngắt có phải là hỏng cả bữa ăn không? E ngại trước trách nhiệm đó nên phần đông đều muốn đẩy winelist qua cho người khác chọn.

Chuyện này còn đáng ngại hơn đối với người Việt vì đa số vẫn chưa quen với rượu vang. Nhưng hiện tại chúng ta càng ngày càng phát đạt, có nhiều người thành công trên thương trường cũng như trong các ngành chuyên nghiệp nên việc tiếp xúc hay hội nhập vào xã hội Tây phương là điều ắt phải xẩy ra. Mà trong lối sống Tây phương rượu vang là một phần không thể thiếu. Dù bạn đi làm cho các công sở tư, mở văn phòng chuyên nghiệp hay tự mình buôn bán kinh doanh, bạn vẫn cần biết gọi rượu vang trong tiệm ăn, để chiêu đãi khách hàng hoặc để tiếp đón bạn bè hay đồng nghiệp


Thực ra việc này cũng không khó khăn hay phức tạp lắm. Nhưng nếu không nắm được mấy thủ tục sơ đẳng cần phải biết trong nghi thức gọi rượu và tiếp rượu tại các tiệm ăn cao cấp, ta sẽ bị lúng túng ngượng nghịu một cách không cần thiết.


Mấy bước tiến tuần tự trong việc lựa rượu vang đãi khách ở tiệm ăn:


1. Hỏi xem khách của bạn thích uống loại rượu vang gì ? Nếu khách không có ý kiến thì bạn cứ lựa chọn thứ rượu nào thích hợp với món ăn mà khách vừa kêu
2. Tìm hiểu xem danh sách rượu vang có ghi những thứ rượu gì: Ở các tiệm rượu cỡ lớn, bạn có thể lựa chọn giữa rừng rượu vang gồm mấy ngàn thứ khác nhau, nhưng trong tiệm ăn sự lựa chọn của bạn chỉ thu hẹp vào danh sách gồm các thứ rượu mà chủ tiệm đã đặt mua vì nghĩ rằng chúng thích hợp với món ăn trong tiệm. List rượu của một tiệm ăn Pháp dĩ nhiên gồm phần lớn rượu Pháp, tiệm Ý thiên về rượu Ý…
3. Gọi rượu vừa túi tiền và hợp với bữa ăn : thí dụ nếu ai cũng ưa thích rượu đỏ, chê rượu trắng, nhưng lại thích món khai vị làm bằng đồ biển, bạn nên gọi một chai Pinot Noir hay Beaujoulais ướp lạnh. Sau đó nếu ăn đến món thịt đậm đà hơn, bạn nên chọn thêm chai rượu đỏ vị đậm như Shiraz cho hợp

4. Ứng xử cho đúng điệu với người tiếp rượu (Sommelier): trong các tiệm ăn thuộc loại sang, nhất là tiệm Pháp, việc mời rượu, rót rượu phải do Sommelier đảm trách. Sommelier là chức tước của người tiếp rượu vang chuyên nghiệp (trước kia toàn là đàn ông, nhưng thời nay thì có thể là đàn ông hay đàn bà). Sommelier phải có hiểu biết khá sâu rộng về các loại rượu vang, có khả năng trình bày và giải thích một cách rõ ràng nhưng ngắn gọn về đặc tính, nguồn gốc của mỗi loại rượu vang:

Duyệt qua các thứ rượu vang trên winelist: Sommelier đem đến trình với khách bản danh sách các thứ rượu để khách lựa chọn. Bạn hãy đọc list rượu đó trong vòng vài ba phút để xem họ có những thứ gì? Đọc thoáng qua cho biết thôi, rồi tập trung vào phần liệt kê những loại rượu thích hợp với các món ăn mà bạn và những người cùng bàn đã gọi. Thí dụ: nếu đa số gọi món thịt, bạn hãy chú trọng vào khu rượu đỏ, nếu là món đồ biển thì bạn nên nhìn kỹ hơn vào khu rượu trắng hay rose. Còn nếu họ gọi nhiều món, bạn có thể order cả trắng lẫn đỏ để ai muốn thứ gì thì bảo Sommelier rót thứ đó.

Hãy lựa chọn chừng vài ba nhãn hiệu mà bạn đã quen biết và ưa thích để cứu xét rồi mới quyết định.

Thảo luận với Sommelier: nếu bạn là tay sành rượu, đã biết chắc mình muốn uống thứ gì thì cứ thế mà order thôi. Nhưng nếu không chắc lắm bạn nên sử dụng những hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm của Sommelier để lựa cho bạn một chai rượu ngon, lại vừa túi tiền và đúng với ý thích của bạn. Đừng ngần ngại gì cả, hãy nói cho Sommelier biết bạn đã gọi món ăn gì ? Ban ưa thứ rượu thanh cảnh hay đậm đà, ngọt hay không ngọt ? Bạn muốn chi tiêu tối đa là bao nhiêu tiền cho một chai rượu ? Sommelier có thể lựa được cho bạn chai rượu ngon nhất trong tầm mức giá tiền đó

Xét kỹ lại nhãn hiệu: khi sommelier đem chai rượu tới trình để bạn duyệt lại, bạn hãy nhìn vào nhãn hiệu trên chai để biết chắc là tên rượu, tên nhà sản xuất và năm sản xuất đều đúng như bạn đã lựa chọn. Nếu không đúng, bạn có thể chỉ cho Sommelier thấy sự sai biệt và yêu cầu đổi chai khác.

Thí dụ: nếu bạn gọi chai Gevrey – Chambertin 2002 (một năm tốt ở vùng Bourgogne) của nhà Jayer – Gilles vì nhà này vốn có thành tích làm rượu rất ngon, bạn vẫn tín nhiệm xưa nay. Tuy nhiên vì rượu của nhà này thường đắt hơn các nhà khác khá nhiều nên tiệm ăn không đặt mua. Họ đưa ra cho bạn cũng chai Gevrey – Chambertin cũng mùa nho đó nhưng của nhà Laboure – Roi chẳng hạn


Sommelier nếu có huấn luyện đàng hoàng sẽ phải nói ngay sự sai biệt khi trình bày chai rượu, và phải hỏi xem bạn có chấp nhận việc thay thế như vậy không. Nếu không họ sẽ xin lỗi và đưa winelist cho bạn đọc lại để bạn kêu chai khác. Những người tiếp rượu không chuyên nghiệp nhiều khi không đưa chai rượu cho bạn duyệt lại mà cứ mở đại, trong trường hợp đó bạn có thể từ chối không nhận chai rượu nếu nó không đúng với thứ bạn lựa.

Nếm thử rượu: Sommelier phải rót một chút rượu (đủ uống cho một ngụm lớn) vào ly của người gọi rượu và mời người đó nếm thử. Nếu bạn là người gọi rượu, bạn hãy:

Nâng ly lên khoắng nhẹ một vài vòng cho rượu bốc hương rồi ngửi xem mùi rượu có tốt không. Rượu tốt dù là loại không đắt tiền, cũng phải có mùi thơm hấp dẫn. Nếu bạn ngửi thấy mùi ẩm mốc hoặc mùi ngai ngái thì có nghĩa là chai rượu đó đã bị hư. Bạn có quyền trả lại

ii. Sau khi ngửi mùi rượu mà thấy thơm tho thì bạn hãy nhắp thử một ngụm nhỏ để xem vị rượu có tốt không. Xin lưu ý là ở đây tôi dùng chứ “tốt ”chứ không phải chữ “ngon”, là vì nhà hàng có trách nhiệm cung ứng chai rượu có phẩm chất tốt tức là không bị hư hỏng, còn ngon hay không là tùy vào sở thích của mỗi người. nếu vì thiếu kinh nghiệm hoặc vì muốn phiêu lưu gọi thử một nhãn hiệu lạ, mà bạn gặp phải một chai rượu không phù hợp với sở thích của mình – chứ không phải nó hỏng

Trả lại rượu vang trong tiệm ăn


Đây là vấn đề khá tế nhị, nhưng trong trường hợp cần thiết thì ta cũng nên biết cách hành xử sao cho đúng điệu nhẹ nhàng và lịch thiệp

Khi nào thì nên trả lại: có 3 lý do chính đáng để ta trả lại chai rượu vang trong tiệm ăn

1. Chai rượu không đúng với sự lựa chọn của bạn. Thí dụ bạn chọn rượu năm 2000 nhưng tiệm ăn bán hết rồi nên thay thế bằng chai năm khác hoặc bạn muốn nhà sản xuất A nhưng tiệm ăn lại đưa ra rượu của nhà sản xuất khác mà không đệ trình cho bạn duyệt mà cứ mở đại

2. Rượu vang đã biến thể thành dấm: nếu để phơi nắng quá lâu hoặc bị tồn trữ trong những kho hàng nóng nực, rượu vang sẽ bị oxi hóa, mất hết mùi vị thơm ngon, không còn một chút tươi mát nào của nước trái cây, nếm vào miệng thấy chua lè, rất khó chịu. một trường hợp nữa là rượu đã quá thời hạn của nó lâu rồi

3. Rượu bị hỏng vì nút chai: nếu nút bị ô nhiễm mốc meo, nó sẽ làm hỏng rượu. bạn có thể nhận biết dễ dàng là rượu đã bị ô nhiễm khi mùi hương rượu chẳng những không thơm mà còn hôi mốc, khó ngửi, giống như mùi hầm tối, ẩm thấp

Như đã nói ta chỉ trả lại chai rượu nếu nó không chai ta gọi hoặc rượu bị hư không uống được. Ta không bao giờ được trả lại chai rượu chỉ vì nó không hợp với khẩu vị của ta

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét