31 tháng 7, 2008

Dịu mát hương sen

Sen đâu chỉ là một loài hoa có vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên, đâu chỉ để các bạn gái dùng để làm đẹp mà hơn hết sen còn là nguyên liệuđể chế biến thành những món ăn vô cùng hấp dẫn.

Cơm gà gói lá sen

Nguyên liệu:
3 bát cơm trắng, 50g hạt sen tươi, 150 thịt gà, 1/2 củ cà rốt, 8 tai nấm đông cô tươi, 2 lát gừng, 2 củ hành tím, 1/2 thìa súp hắc xì dầu, 2 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê đường, hành lá, dầu ăn.

Cách làm:

1. Thịt gà thái miếng vừa ăn. Nấm đông cô, cà rốt thái hạt lựu. Hành tím và gừng băm nhuyễn.

2. Luộc hạt sen, nấm đông cô, cà rốt đến khi vừă chín tới là được. Vớt ra, xả qua nước lạnh, để ráo.

3. Đun nóng khoảng 1 thìa súp dầu ăn trong chảo, cho hành tím và gừng vào phi thơm. Cho thịt gà, nấm đông cô, hạt sen, cà rốt vào xào đến khi thịt chín. Nêm gia vị, hắc xì dầu. Trút cơm vào, trộn đều.

4. Trải lá sen, cho cơm vào giữa, gói lại cho vào xửng hấp khoảng 5 phút. Dùng nóng, ăn kèm với nước tương, ớt thái lát.

Bí quyết
Không nên luộc hạt sen quá mềm vì khi xào với cơm sẽ bị nát, không ngon.

Chả sen tươi

sen1.jpg

Nguyên liệu:
150g thịt nạc băm, 150g giò sống, 100g hạt sen tươi, 100g của sen, 1 quả trứng vịt, 2 thìa cà phê bột nêm, 3 của hành tím băm, 1/2 thìa cà phê tiêu trắng.

Cách làm:

1. Hạt sen tươi chần qua nước sôi cho vừa chín tới. Củ sen gọt vỏ, thái lát mỏng, ngâm qua nước muối pha loãng, để ráo.

2. Quết thật đều thịt nạc băm, giò sống, hành tím băm, trứng vịt đã đánh tan. Cho thêm hạt sen, củ sen, bột nêm, tiêu vào, trộn đều.

3. Thoa dầu ăn đều mặt khuôn, cho chả vào, dùng thìa tán cho bằng mặt. Mang hấp trong xửng khoảng 20 phút.

4. Cho chả ra đĩa, thái miếng, dùng nóng với cơm trắng, có thể chấm nước tương hoặc nước mắm pha chua ngọt.

Bí quyết
Để biết chả chín hay chưa, bạn dùng tăm xăm sâu vào chả, nếu thấy tăm không dính, khô ráo là chả đã chín.

Sầu RiêngSự Tích Trái Sầu Riêng

Mình tóm tắt cho bạn nghe về sự tích trái Sầu riêng nhé !(đây là phần cuối)
Cái chết chia rẽ vợ chồng chàng một cách đột ngột.Tình thương sâu sắc khiến chàng thấy như hồn vợ luôn ở bên mình và chàng hứa trọn đời sẽ không lấy ai nữa. Nhưng nỗi buồn nhớ vợ canh cánh không bao giờ nguôi ,hai người vẫn thương gặp nhau trong mộng. Chàng ươm hột cây “tu-rên” rồi đem trồng trong vườn,ngoài ngõ.
Từ đây ngoài việc dạy học, chàng còn có công việc lo chăm sóc cây quý.Những cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khoẻ. Lại thêm mười năm đã trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã đốm bạc. Nhưng con người ấy trong lòng bỗng thấy như trẻ lại khi thấy những cây quý ấy bấy lâu mình chăm sóc nay đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Ông sung sướng mời bà con lối xóm tới dự đám giỗ vợ và nhân đó thưởng thức một thứ trái lạ lần đầu tiên trong vùng này.Khi bưng những trái “tu-rên” đặt trên bàn, mọi người thấy mùi khó chịu. Nhưng chủ nhà biết ý nói trước:Nó xấu xí, mùi vị chưa quen, nhưng mùi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của tôi đây .Anh vừa nói vừa tách những trái “tu-rên” ra từng mối, rồi chia cho mọi người cùng nếm.
Đoạn anh kể hết mối tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay mà anh vẫn giấu kính trong lòng, Anh kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khoé mắt của con người chung tình ấy long lanh ở hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi “tu-rên” đang cầm trên tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi “tu-rên”như vôi gặp nước và thấm vào múi như giọt nước thấm vào đất.Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng dưng không bệnh mà chết.
Từ đó mỗi lần dân làng ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để ghi nhớ mối tình chung thuỷ của hai người. Sầu riêng ư ? Nỗi nhớ ư ?...
Nỗi nhớ ơi ! nguội bớt cho nhờ ...
Năm năm trước, tôi đã mơ tới viễn cảnh sau này mình sẽ trở thành một bà già vui vẻ, quậy tưng bừng . Giờ thì thấy mình xấu xí lạ lùng, về già chắc sẽ tệ lắm...Tốt nhất là đừng để già.
Giờ thì tôi quên luôn chuyện mình sẽ già, quên là sẽ gặt những ngày từng gieo. Mất ý thức về một tương lai mà tôi sẽ có.
Bí quyết sống trường thọ .7 cách để tuổi già minh mẫn. Những bài viết đại khái giống vậy, tôi bỏ qua không muốn đọc, cảm thấy chúng không phải dành cho mình.
Tôi thích được kết thúc như một viên kẹo, đầy dư vị ngọt ngào.
Quy từng ấy năm ... ra ngày, thấy mù mịt gì đâu.
Tôi hay nói vui với bạn bè, hẹn bạc đầu... ôi !nghe đã sợ
Thôi đừng có hẹn kiếp sau nha !...
Chẳng làm chi hết, chỉ nặng nề ... ngơ ngác thêm thôi.

30 tháng 7, 2008

Sinh tố dâu, đu đủ


Nguyên liệu:
  • 1 trái cam
  • 150g đu đủ
  • 2 trái dâu
  • 1 hũ yaourt
  • 20g đường
  • 2 thìa cà phê sữa đặc
  • 1 ít đá viên loại 4
  • 1 ít đá bào.
Pha chế:
  1. Cam vắt lấy nước, đu đủ gọt vỏ bỏ hạt.
  2. Cho yaourt, nước cam, đu đủ, đường, sữa đặc vào máy xay, xay nhuyễn, cho tiếp một ít đá bào vào.
  3. Rót ra ly, cho dâu cắt lát mỏng và một ít đá viên vào ly.
  4. Trang trí 1 trái cherry đỏ, 1 lát chanh.

Cá bạc má hấp cơm chiên tỏi



Những loại cá như cá nục hay cá bạc đã được ngâm vào mước muối khi ngư phù bắt cá từ ngoài biển và hấp tươi cho chín thịt. Vì thế khi ăn loại cá này, bạn sẽ cảm thấy vị tươi và ngọt. Cá nục hấp sẽ trở nên lạ miệng hơn được ăn kèm cùng món cơm chiên tỏi.


Cách làm:

  1. Cá bạc má làm sạch, ướp với muối, tiêu, bột gà, mỡ heo cho thấm.
  2. Tỏi, ớt, ngò băm nhuyễn, trộn đều với nước mắm, chanh, đường thành hỗn hợp hơi sệt.
  3. Đem hấp cá trong khoảng 6 phút, để nguội.
  4. Phi tỏi vàng, vớt ra, để lại một ít dầu.
  5. Cho tỏi băm vào xào thật thơm, sau đó đổ cơm nguội vào trộn đều, nêm muối, bột ngọt.
  6. Cho 1 thìa nước dùng vào cơm, thấm đều đến khi cơm khô thì xúc ra đĩa.
  7. Rau bó xôi luộc chín, đặt vào đĩa cạnh cơm chiên, cá hấp đặt trên cơm.
  8. Rắc tỏi phi lên cá, rưới nước chấm xung quanh.
Thưởng thức:

Cá bạc má hấp có vị ngọt, cơm thơm mùi tỏi, nước chấm có màu sắc hài hòa, tùy theo khẩu vị gia đình .

Canh chua bông so đũa



Có dịp thưởng thức tô canh chua so đũa nấu cùng tôm, bạn sẽ không thể quên vị ngọt lành của nó. Mùi thơm của bông, của tôm hòa quyện đọng trong trí nhớ, miên man mà dai dẳng.

Cách làm:
  1. Tôm rửa sạch, lột bỏ vỏ, bỏ chỉ trên lưng tôm.
  2. Bông so đũa bỏ nhụy, rửa sạch sắp chung quanh đĩa.
  3. Đặt 1 bẹ hoa chuối vào tạo thành chiếc thuyền.
  4. Sắp tôm lên 1 cái bẹ hoa chuối vào tạo thành chiếc thuyền. Sắp tôm lên 1 cái bẹ hao chuối.
  5. Thêm một chút nước vào me và lọc lấy nước me, bỏ hột me.
  6. Nêm me vào nồi nước dùng cùng với đường tán và nước mắm. Nấu sôi nước dùng, nêm thêm bột ngọt và gia vị cho vừa ăn.
  7. Bỏ hành phi, rau ôm, ngò gai, ớt cắt khoanh vào nước dùng. Khi thưởng thức, nhúng tôm vào nồi nước dùng đã nêm, ăn tới đâu thì nhúng tôm và bông so đũa đến đó.
Thưởng thức:

Món này dùng nóng kèm bún và nước mắm với vài lát ớt hiểm. Nước canh ngon ngọt, dậy mùi thơm của hành phi, rau ôm, ngò gai, vị chua chua ngọt ngọt hài hòa vừa ăn. Tôm vừa chín ăn ngọt thịt, bông so đũa chín tái ăn giòn, ngọt và thanh.

Chanh dây -dâu


Nguyên liệu:
  • 2 quả chanh dây
  • 3 quả dâu tây
  • 20ml nước đường
  • 1 ly đá viên.
Pha chế:
  1. Chanh dây bổ đôi, nạo ruột đánh tan với đường.
  2. Dâu rửa sạch xắt lát.
  3. Cho đá viên vào ly, trút nước ép chanh dây lên, thêm dâu vào chung.
  4. Trang trí với vỏ chanh xắt sợi

Canh hải sản chay

Nguyên liệu:

1 miếng đậu phụ non 50g tôm chay 50g mực tuyết chay 1chén nước dừa tươi 1 trái ớt sừng 10g lá hẹ 10g cần tàu 1 thìa cà phê boa-rô băm 1 thìa cà phê muối 1 thìa cà phê bột ngọt 1 thìa cà phê tiêu 1 thìa cà phê dầu ăn

Cách làm:

Đậu phụ non rửa sạch, cắt quân cờ. Tôm chay, mực chay rửa sạch. Hẹ, cần tàu rửa sạch, cắt chì, băm nhuyễn. Phi thơm boa-rô, cho đậu phụ, tôm chay mực tuyết chay vào xào sơ gia vị cho thấm.Phi ớt cho lên màu, trút nước dừa cùng với 2 chén nước lạnh, đun sôi rồi cho các món đã xào vào nêm muối, bột ngọt, tiêu vừa ăn. Cho nước sôi lại cho hẹ, cần tây vào rồi tắt bếp liền.

Trước khi chế biến, bạn có thể luộc sơ cho đậu phụ chắc hơn, không vỡ. Khi xào cũng xào nhẹ tay để đậu phụ không bị nát. Hẹ và cần tây cho vào tắt bếp ngay.

Mực chiên sả ớt


Nguyên liệu:

  • 100g mực ống chay
  • 4 cây sả tươi
  • 2 trái ớt sừng
  • 1 trái ớt xanh
  • 1 thìa cà phê tương ớt
  • 1 thìa cà phê dầu hào chay
  • 1/2 thìa cà phê bột nghệ
  • 1 thìa cà phê đường
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 1 thìa cà phê ớt bột quế
  • 1 thìa cà phê dầu thực vật.

Cách làm:

  1. Mực chay rửa sạch. Sả rửa sạch, bào mỏng. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, cắt miếng xéo.
  2. Làm nóng dầu, cho sả vào phi thơm, trút mực chay vào đảo nhanh tay, tiếp theo cho ớt sừng, ớt xanh vào xào chín tới.
  3. Nêm tương ớt, dầu hào chay, bột nghệ, đường, muối, ớt bột quế vào đảo lại cho lên màu đẹp. Nêm lại cho vừa ăn, tắt bếp.
  4. Trút mực chay xào ra đĩa, dùng nóng.
Ớt bạn không nên xào chín quá.
Bột nghệ sẽ giúp mực có màu vàng đẹp. Dầu hào vốn đã có vị mặn sẵn nên chỉ cần nêm thêm ít muối là món ăn đã vừa.

Sinh tố xoài dứa


Nguyên liệu:

  • ½ chén quả xoài thái miếng
  • ½ chén quả dứa thái miếng
  • 2 thìa đường
  • Đá
Cách làm:

Cho các nguyên liệu vào xay đều với nhau, bạn có thể cho thêm sữa đặc có đường nếu muốn.

Sau đó cho ra ly thưởng thức.

Canh hến rau muống-Cần tây xào miến

Chúng ta vẫn thường nấu hến với bầu hoặc nấu canh chua. Ít ai biết rằng hến nấu với rau muống cũng rất ngon và đậm đà hương vị .

Canh hến rau muống


Nguyên liệu:

500g hến tươi
100g rau muống
1 thìa cà phê dầu tỏi
1 thìa cà phê hạt nêm
1/2 thìa muối
1/4 thìa cà phê tiêu.

Cách làm:

Hến luộc chín, gỡ lấy thịt, lấy nước dùng để riêng để làm nước súp. Rau muống nhặt bỏ lá, rửa sạch, cắt khúc. Nấu sôi lại nước dùng, cho hến vào nêm nếm vừa ăn, thêm rau muống vào đợi sôi lại một dạo, tắt bếp.Múc ra chén, rắc tiêu vào, thêm ít dầu tỏi cho thơm, dùng nóng.
Hến luộc xong cho vào rổ đãi lấy thịt.
Rau muống thả vào lúc nước sôi già, đợi canh sôi kỹ lại, tắt bếp ngay thì rau mới giữ được màu xanh mà vẫn giòn.

Cần tây xào miến




Nguyên liệu:

200g miến
150g thịt bò
200g cần tây
100g cà-rốt
10g tỏi băm hạt nêm
nước tương đường nước mắm dầu ăn.

Cách làm:

Miến thái khúc 7cm. Cà-rốt thái sợi. Cần tây thái khúc. Thịt bò thái sợi, ướp với ít nước tương, đường, dầu ăn.

Phi thơm 5g hành tỏi băm, cho miến vào xào, nêm 2 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê đường, 1/2 thìa cà-phê nước mắm.Phi thơm 5g hành tỏi băm, cho thịt bò vào xào.

Cho cà-rốt, cần tây vào xào, nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm.
Cần tây không xào lâu vì sẽ bị mềm nhũn.

Bánh khoái xứ Huế


Bánh khoái gần giống bánh xèo miền Trung và miền Nam, nhưng nhỏ hơn, dày và dòn. Ăn chung với cải non, chuối chát, và vả non xắt lát mỏng. Nước chấm đậu phụng đặc sệt. Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm.

Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.

Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái. Nước lèo Huế được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang... Bánh khoái đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách, thân thuộc với người Cố Ðô chẳng khác gì cơm hến, tiếng chuông chùa Thiên Mụ, con đò sông Hương.



Nhân bánh gồm thịt heo, tôm bóc vỏ, giá đỗ và nấm rơm hoặc nấm hương đã xào qua. Làm bánh khoái, ngoài công thức bột được gia giảm kỹ lưỡng, còn phải kể đến lửa – một yếu tố không kém quan trọng để có bánh ngon.
Chiên bánh khoái phải cẩn thận từng thao tác, phải canh chừng độ nóng của lửa, đổ bánh vừa đủ bột... Thời gian tráng một cái bánh trung bình phải từ 12 đến 18 phút bánh mới có được độ giòn… Khi đổ bánh, người ta “tráng” thêm trên bột một lớp lòng đỏ trứng gà, vừa để thêm chất dinh dưỡng, vừa để bánh có màu sắc hấp dẫn hơn.
Sự khác biệt lớn nhất giữa bánh khoái Huế với món bánh xèo chính là chén nước chấm đặc sánh màu nâu nhạt.

Nước chấm này được làm từ gan và thịt nạc heo băm nhuyễn cùng với tương đậu nành chính gốc Huế, có hột mịn, sắc vàng nâu.
Tương rất quan trọng trong chén nước chấm, chỉ có tương Huế mới làm cho chén nước chấm dậy hương thơm và độ mặn – ngọt đặc biệt, mới ra cái hồn xứ Huế. Nước lèo ngon có vị bùi bùi của gan heo, vị béo của đậu phộng giã nhuyễn và mùi thơm của vừng. Ăn kèm với bánh nhất thiết phải có trái vả xắt nhuyễn và chuối xanh, ngoài ra còn có khế, đu đủ và cà rốt ngâm giấm chua ngọt, cải con, xà lách, rau thơm, ngò rí cùng mấy trái ớt chỉ thiên cay xé lưỡi. Tất cả tạo nên một món ăn đầy màu sắc và hòa quyện nhiều hương vị, đủ chua, cay, chát, ngọt, mặn, béo, bùi…nóng hổi, vàng rộm, giòn tan .
Bánh khoái thể hiện rõ nét phong cách ăn uống và triết lý ẩm thực của người Huế một món ăn gói trọn bao nhiêu hươngvị của đời.
Bánh khoái xưa vốn là món ăn cung đình. Theo dòng thời gian món bánh này đã lan truyền ra dân gian và trở thành một món ăn phổ biến, dân dã và đặc trưng của xứ Huế.




Nguyên liệu:

- 300gr đậu xanh cà, ngâm, đãi vỏ, xay nhuyễn
- 600gr bột gạo khô, hòa vào nước cho sền sệt,
đừng lỏng, đừng đặc
- Thịt nạc vai băm, viên tròn, không ướp
- Tôm luộc lột vỏ
- Nấm rơm cắt lát
- Hành tây cắt sợi to
- Giá rửa sạch, để ráo
- Trứng gà hoặc trứng vịt
- Dầu ăn


Nước chấm:

- Cách nấu tương: xào tỏi ớt, cho tương vào, 1/2 lít. Cho từ 200g đến 300g đường và chế thêm nước. Gan và nạc heo xay nhuyễn, khoảng 200gr, trộn vào.
- 100gr nếp nấu chín xay nhuyễn bỏ vào cho sệt tương và tiếp tục nấu cho tới. Bỏ đậu phụng + mè giã nhỏ (200gr đậu/ 200gr mè).

Cách đổ bánh:

1. Cho nửa muỗng dầu, đợi dầu nóng cho thịt đã vo viên vào
2. Chờ một chút cho thịt hơi rám chín, cho 1 muỗng canh bột.
3. Cho tôm.
4. Đậy nắp lại chờ 1 chút rồi cho giá, hành tây, nấm.
5. Thêm một muỗng dầu, một muỗng trứng. Đậy nắp chờ một chút. Bánh vàng lấy bánh ra.


Cách trang trí khi cắm hoa

Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa

Cắm hoa theo nghệ thuật phương Đông với đặc điểm nổi bật là chọn hoa khá ít, nhấn mạnh tính thẩm mỹ từ những đường nét của hoa, tạo bố cục đơn giản, thanh nhã, thoát tục.
Còn cắm hoa theo phong cách phương Tây chủ yếu chú trọng sự đối xứng, hoa nhiều và xum xuê, màu sắc sặc sỡ để đạt được hiệu quả muôn màu muôn vẻ.

Cắm theo phong cách phương Đông đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng, thông thường độ cao của cành chính bằng 1,5 lần độ cao của bình, còn cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa.

Nơi để hoa cũng phải chọn nơi thích hợp, sau khi cắm hoa xong cần xem xét độ cao của bình hoa để quyết định vị trí đặt.

Khi cắm hoa cần xác định ý tưởng để chọn hoa và bình thích hợp với chỗ để.
Màu sắc và hình dạng của hoa với bình cần có sự hài hoà để có sự cân bằng trong kết cấu và hài hoà màu sắc.
Hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng.
Sự phố hợp hoa và cành cắm thêm cũng cần thích hợp để tạo thành chính thể.

Xử lí trước khi cắm hoa:- Ngắt bỏ cành thừa, lá quá dày để chỉnh lại dáng cho cành.

- Bỏ bớt cành nhỏ

- Nếu thấy có cành héo, không cắm ngay vào bình mà để chỗ mát để phun nước vào cho hoa hồi lại, rồi mới cắm vào bình.

- Trước khi cắm hoa cần cắt bỏ gốc, cú ý cắt gốc hoa ngập trong nước để hút nước nhanh vào miệng cắt tránh để không khí xâm nhập làm cản trở sự hút nước của hoa.
5 phút cắm hoa làm đẹp nhà

Bạn có sẵn hoa rồi nhưng chẳng còn thời gian để sáng tạo ra những kiểu mới lạ, đẹp mắt với chúng. Dưới đây là 11 gợi ý để bạn làm cho căn phòng của mình thêm rực rỡ, tràn đầy sức sống mà chỉ cần vài phút.










Mua hoa theo mùa và ở gần nhà

Hãy chọn loại hoa đang vào vụ và ở địa phương bạn. Chẳng hạn, ở thời điểm hoa cúc nở rộ trong năm, bạn không nhất thiết phải săn lùng cho được hoa ly, lay ơn hay hồng đỏ, vì khi đó chúng sẽ rất đắt, do trái mùa. Cũng như vậy, trong mùa đông, bạn không nhất thiết phải tìm cho được thứ hoa của mùa hè, hoặc tận ở đầu kia đất nước. Chúng sẽ xấu vì mọc không đúng mùa hay vì phải vận chuyển quá xa.
Và đừng cố gắng trộn nhiều loại hoa trong một lọ. Tốt nhất, chỉ cắm mỗi lần một loại. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt hơn với một bình thủy tiên lớn thay vì một bó những loại hoa linh tinh.
Cắt gốc ít một
Trong lần đầu tiên cắm hoa, bạn hãy cắt gốc khoảng 2 cm. Thay nước hàng ngày nếu có thể, và mỗi lần thay nước lại cắt gốc, nó sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của hoa.

Tạo thành chùm

Nếu bạn khéo tay, hãy cắm sao cho bó hoa xoay theo hình xoắn ốc, nghĩa là thân bông này nằm đè xiên lên bông trước đó. Đó là cách để bạn tạo ra một "mái vòm" đẹp. Nhưng nếu không làm được như vậy, hãy làm đơn giản hơn bằng cách đặt tất cả chúng xuống và cắt bằng nhau, sau đó gộp chúng lại và thả vào bình. Những bông hoa sẽ rủ xuống trông tự nhiên.

Quan tâm đến bình hoa

Mọi người thường đánh giá thấp giá trị của bình hoa. Nhưng với tôi, đó là yếu tố hầu như quan trọng hơn cả những bông hoa.

Bạn cần một bộ bình hoa cơ bản sau:

- Một chiếc bình hình trụ có thành thẳng đứng, cho những hoa có thân dài như loa kèn, lay ơn.

- Một chiếc khay vuông hiện đại, dùng để dựng những bông hoa mùa xuân cắt khá ngắn sao cho chúng chỉ mấp mé trên miệng khay.
Một bình hoa dạng bể cá vàng, dùng để cắm chỉ một vài vài bông hoa thân mềm như tulip, phong lan. Thả cọng hoa vào nước và xoáy các bông hoa xung quanh miệng bình để tạo ra ấn tượng lớn từ một số lượng hoa rất nhỏ.

- Một bình hoa dạng bầu thon có cổ rộng khoảng 10 cm và bên dưới nở rộng hơn. Loại bình này hoàn hảo để cắm các bó hoa đã bó chặt mà bạn nhận được, vì cổ bình giữ bó hoa ở đúng vị trí (đừng cắt dây buộc trước khi bó hoa đã được cắm gọn gàng).

Sáng tạo với hoa

Hãy chọn màu sắc, độ cao và loại hoa bạn thích (tulip, lan... chẳng hạn). Với những chiếc bình cao, đổ đầy nước và cho hoa chìm trong nước. Bạn có thể dùng vài bông tulip, vài nhánh lan hay các cành hoa thân cứng để tạo dáng.
Sẽ tốn ít hoa hơn nếu bạn trưng hoa theo những cách độc đáo.

Những lọ hoa đơn giản để trang trí bàn ăn












Sử dụng một tông màu





Nơ xinh trên bàn ăn

Chiếc nơ xinh xắn nhưng rất dễ làm. Chỉ với 5 phút là bạn có thể hô biến dải vải phi bóng thành chiếc nơ buộc khăn ăn, thắt quanh chai rượu hay trang trí trên món quà đều thật tuyệt.
Chọn dải lụa hoặc vải phi bóng, màu sắc tùy thích. Độ dài của dây vải sẽ quyết định số nếp gấp của nơ. Thêm một mẩu vải ngắn hơn, làm “nhụy”.

Cách làm:
Bắt đầu với nếp gấp nhỏ nhất và nằm ở trên cùng. Tiếp tục tạo những nếp gấp zic zắc lớn dần như trong ảnh. Chừa một đoạn vải làm đuôi.



Dùng mẩu vải có hoa văn khác chiếc nơ, buộc ngang các nếp gấp. Cố định bằng keo nóng hoặc kim ghim.
Cột đuôi nơ vào khăn ăn đã xếp gọn và bày trên đĩa.


Chúc bạn có bàn tiệc thật đẹp mắt!

Nghệ thuật trang trí bàn tiệc


Vài hình ảnh minh họa trang trí cho bàn tiệc .










Một bàn tiệc trong gia đình được bày biện đúng cách sẽ đem lại bầu không khí vui tươi và trang trọng. Hãy cùng chào đón mùa lễ hội bằng những sáng tạo của bạn.

Với những món đồ thông dụng hàng ngày, chỉ cần sắp xếp, bài trí, kết hợp một cách linh hoạt, bạn sẽ có một bữa tiệc vui nhộn. Việc dành thời gian sắp đặt cho bàn ăn sẽ góp phần làm cho bữa ăn thêm ngon miệng, tạo không khí ấm áp, thân thiện giữa mọi người. Ly, chén, bát, đĩa được đặt đúng vị trí sẽ đem lại cảm giác thật thoải mái, tự nhiên cho người sử dụng
Kết hợp những gam màu lạ mắt của ly, đĩa hay đơn giản là của những chiếc khăn ăn, trải bàn... cũng đủ để làm nên một bàn tiệc ấn tượng, sang trọng. Những giỏ hoa cùng những cây nến lung linh, tỏa ánh sáng huyền ảo tạo nên một không gian lãng mạn và đầm ấm. Và những món ăn, thứ không thể thiếu trên bàn tiệc thì việc bày biện sạch sẽ, đẹp mắt bằng cách trang trí đơn giản cũng góp phần tạo nên thành công của bữa tiệc.

Theo phong cách châu Âu, khăn ăn cũng là thứ vật dụng không thể thiếu trên bàn tiệc. Việc chọn khăn có gam màu tươi sáng, phù hợp với không gian, không khí buổi tiệc sẽ làm cho bàn ăn thêm sinh động và trang trọng.

Một kiểu khăn mới rất tiện dụng mà hiện nay nhiều nhà hàng sử dụng đó là khăn làm bằng chất liệu giấy, được nhập từ châu Âu. Công dụng của loại khăn này bao gồm cả khăn ăn và khăn trải bàn với nhiều kiểu dáng như hình chữ nhật, hình vuông.

Tùy theo kiểu trang trí từng bàn tiệc cũng như cách gấp, tạo kiểu như hình chiếc lá, cánh
Những hình ảnh rất đẹp, rất có tính nghệ thuật .

Vào những buổi tiệc nhẹ, khăn trải bàn, khăn ăn sẽ có màu nhạt như trắng, kem, hoa văn trang trí nhẹ nhàng, dễ thương. Gam màu sáng có thể phối với những sắc màu mà bạn yêu thích để tạo điểm nhấn, gây một cảm giác rất ấn tượng

Những kiểu khăn này sẽ làm trang trọng thêm bàn tiệc, thể hiện lòng mến khách của chủ nhân buổi tiệc.


Một chút hoài sắc thu, đón đầu đông . Hãy làm bàn tiệc nhà bạn thêm phần lãng mạn với những vật dụng dễ tìm.
Hãy thử xem nhé, chắc hẳn rằng, bạn sẽ đem đến niềm vui không nhỏ cho những ai đang ngồi ở chiếc bàn ăn do bạn sắp đặt và trang trí...


Một cách khá đơn giản để bàn tiệc của bạn có thêm những nét chấm phá với những chiếc lá vàng được cắm trong một chiếc bình thủy tinh, xung quanh, bày biện vài quả bí đỏ nho nhỏ.

Không khó khăn gì để sắp xếp một đĩa trái cây tương tự thế này để làm bàn tiệc của bạn thêm đẹp mắt.
Hoa hồng cắm dạng tròn trong một chiếc bình có kiểu dáng thích hợp

Những chiếc nến màu cam, nâu nhạt cắm vào trong những chiếc giỏ kim loại xinh xinh, khăn ăn được buộc kèm những chiếc lá bằng giấy...

Những chiếc ly màu hổ phách sẽ làm bàn tiệc của bạn nổi bật hẳn lên

Xen lẫn giữa những ngọn nến là những cành cây khô đã héo úa vì thời gian: một sự sắp đặt ý nghĩa.
Nến, hoa và trái cây, được sắp xếp chung, một chút lãng mạn ngày đông...

Những bông hoa hướng dương trên những chiếc đĩa vuông, đặt dọc theo bàn ăn dài, đem đến cái nhìn ấn tượng
Những gói quà xinh xắn được trang trí lạ lẫm, sẽ làm bàn tiệc của bạn thêm nhiều niềm vui
Vườn nến lung linh ở một góc bàn

Nến và thông, mùa Noel sắp về rồi...

Những cây nến và những trái cây được đặt cạnh nhau, trên một chiếc lẵng xinh xắn


Nến và bí đỏ, thật dễ thương, phải không nào ?

Hoa mộc lan và Thông trong một sự kết hợp hài hòa...