Mật ong được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc để chữa bệnh dị ứng, thiếu máu, chứng mệt mỏi, kiệt sức và bệnh tiêu hóa kém... Theo thành phần của nó, mật ong trở thành một trong những chất không thể thiếu trong những sản phẩm giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng làn da.
Mật ong có chứa đường gluco, đường mía, khoáng chất gồm ma-nhê, kali, canxi, natri, clo, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm, vitamin B1, B2, B5, B3. Mật ong thiên nhiên rất tốt cho làn da vì có khả năng hút nước và nuôi dưỡng làn da sâu vào bên trong. Trong suốt những năm qua, nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da sử dụng mật ong thiên nhiên trong các loại kem dưỡng thể, kem thoa mặt, kem và sữa chống lão hóa, mặt nạ đắp mặt, sản phẩm làm sạch và sáng da, sữa tắm, dựa trên khả năng hút ẩm của mật ong. Mật ong cũng là một chất khử trùng tự nhiên vì chứa chất kháng khuẩn.
Đối với làn da, nhất là da phụ nữ, mật ong rất an toàn cho da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Mật ong còn có khả năng loại trừ nếp nhăn, vết chân chim và có tác dụng làm trẻ hóa làn da và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Không những thế, mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa hiện tượng da khử nước, làm da mềm mại và mịn màng hơn, đem lại vẻ tươi sáng cho làn da bị xỉn và ngăn da bị đổi màu.
Mật ong còn hoạt động như một chất chống ôxy hóa và chống các gốc tự do, vì vậy có khả năng chữa trị và ngăn ngừa mụn nhọt, mụn mủ... có ích trong việc chữa lành vết thương. Đặc biệt là giúp hồi phục những vùng da bị tổn thương .
Ngô (Bắp )
Ngô rất giàu canxi, sắt, magie, selen cũng như các vitamin A, B1, B2, B6, E. Do thành phần dinh dưỡng phong phú, nên ngoài công dụng bổ sung nguồn năng lượng, làm đẹp, ngô còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Bạn nên bổ sung ngô vào khẩu phần ăn của gia đình mình. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu trong các món xào, nấu,chè ngô, hay nước luộc ngô cũng là một trong những loại nước giải khát hữu hiệu.
Yến mạch
Yến mạch có tác dụng giảm lượng cholesterol và lượng mỡ dư thừa trong máu là vì yến mạch giúp làm giảm cholesterol LDL (cholesterol được xem là có hại cho tim mạch ) song không ảnh hưởng đến các cholesterol tốt HDL.
Dùng yến mạch mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đau tim, tiểu đường và béo phì.
Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) có tính bình, vị ngọt mát, là món ăn dinh dưỡng thanh bổ.
Theo đông y, mộc nhĩ trắng có tính năng hồi phục thể lực, thích hợp cho những người vừa mới ốm dậy, suy nhược thần kinh, hay mắc các bệnh về đường hô hấp.
Còn theo y học hiện đại, ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao năng lực tạo máu cho tủy xương, thúc đẩy quá trình tổng hợp protit trong gan và giảm cholesterol trong máu.
Rong biển
Rong biển được biết đến với rất nhiều tính năng như giảm cholesterol, tăng cường hệ miễndịch, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, làm sạch ruột, chống lão hóa vv..
Do lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết nên rong biển còn được coi là một trong những “thực phẩm chức năng” .
Từ xa xưa, con người đã biết dùng các loài hải thảo-rong rêu ở biển-để làm thức ăn. Rong biển khô rất giàu chất bột đường (hydrates de carbon), chất xơ, chất đạm, sinh tố và chất khoáng. Đặt biệt về sinh tố và chất khoáng, rong biển có nhiều hơn các thực phẩm khác.Thí dụ nori (mứt biển) chứa sinh tố A nhiều gấp 2 đến 4 lần cà-rốt; rau câu chỉ vàng, rau câu chân vịt, rau câu rễ tre chứa calcium (chất vôi) nhiều gấp 11 đến 14 lần sữa bò; rong biển (kombu), mứt biển chứa chất sắt nhiều gấp 3 đến 8 lần thịt bò. Ngoài ra rong biển là nguồn iod phòng chống bệnh bướu cổ rất hiệu quả.
Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được xem là loại thức ăn tạo sự mềm mại, bền dai cho thể xác và tinh thần.Theo y học, rong biển có tác dụng bổ máu, tim và hệ tuần hoàn cũng như tốt cho thận, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động hỗ tương giữa các hệ thống trong cơ thể. Xét riêng, mỗi loại rong biển có tác dụng đặc biệt đối với một bệnh trạng nào đó. Thí dụ người Nhật Bản thường dùng aramê (giống rau câu chân vịt của Việt Nam) để chữa bệnh phụ nữ; hijiki (giống rau câu vai đen ở miền Tây Nam bộ) dùng làm mạnh ruột, giúp tóc sáng mướt và lọc máu; kombu (rong phiến) dùng hạ huyết áp và trị chứng phù nề; wakame (một loại rong lá) dùng tẩy sạch máu ứ sau khi sinh đẻ; nori (mứt biển) dùng trị chứng phù thủng và làm tan các bướu mỡ (kít). Còn ở châu Âu, rêu Ailen (mousse d’Irlande) được dùng trong dân gian làm thuốc chữa bệnh về phổi.Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây xác nhận rong biển có tác dụng phòng chống vi trùng, vi rút và ung bướu. Ở Nhật Bản, những thí nghiệm cho thấy rong biển làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngừa huyết áp cao, chống xơ cứng động mạch, và ngăn máu đóng cục.
Năm 1974, báo Y học thực nghiệm Nhật Bản có công bố kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học gia về tác dụng trị ung bướu của rong biển (kombu); số chuột bị gây ung thư sau một thời gian ngắn được cho dùng nước luộc rong biển, bệnh giảm 89 đến 95 phần trăm. Những thí nghiệm tương tự được thực hiện ở những con chuột bị ung thư máu cũng có kết quả khả quan. Năm 1984, các nhà nghiên cứu y học thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ với một chế độ ăn uống có 5% rong biển đã ngăn chặn được sự phát triển của ung thư ở các động vật có vú. Từ kết quả này, họ suy ra “rong biển có thể là một yếu tố quan trọng giúp người Nhật ít mắc một số dạng ung thư”.Rong biển còn bảo vệ cơ thể chống lại phóng xạ.
Năm 1945, Ban điều hành bệnh viện St.Francis ở Nagasaki đã giúp các bệnh nhân thoát được hậu quả của bom nguyên tử bằng cách cho họ ăn gạo lức muối mè, tương và rong biển. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học M’c Gill, Canada xác nhận các loại rong biển dùng làm thực phẩm có chứa chất polysaccharide có khả năng thu gom chất phóng xạ strontium rồi thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Theo Giáo sư Ohsawa, nhà Y học dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, rong biển là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Nếu được nấu nướng đúng cách và sử dụng đúng tỉ lệ trong một chế độ ăn uống quân bình Âm Dương, các loại rong biển sẽ mang lại sức khỏe, sự trẻ trung và trường thọ cho chúng ta.
Mật ong có chứa đường gluco, đường mía, khoáng chất gồm ma-nhê, kali, canxi, natri, clo, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm, vitamin B1, B2, B5, B3. Mật ong thiên nhiên rất tốt cho làn da vì có khả năng hút nước và nuôi dưỡng làn da sâu vào bên trong. Trong suốt những năm qua, nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da sử dụng mật ong thiên nhiên trong các loại kem dưỡng thể, kem thoa mặt, kem và sữa chống lão hóa, mặt nạ đắp mặt, sản phẩm làm sạch và sáng da, sữa tắm, dựa trên khả năng hút ẩm của mật ong. Mật ong cũng là một chất khử trùng tự nhiên vì chứa chất kháng khuẩn.
Đối với làn da, nhất là da phụ nữ, mật ong rất an toàn cho da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Mật ong còn có khả năng loại trừ nếp nhăn, vết chân chim và có tác dụng làm trẻ hóa làn da và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Không những thế, mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa hiện tượng da khử nước, làm da mềm mại và mịn màng hơn, đem lại vẻ tươi sáng cho làn da bị xỉn và ngăn da bị đổi màu.
Mật ong còn hoạt động như một chất chống ôxy hóa và chống các gốc tự do, vì vậy có khả năng chữa trị và ngăn ngừa mụn nhọt, mụn mủ... có ích trong việc chữa lành vết thương. Đặc biệt là giúp hồi phục những vùng da bị tổn thương .
Ngô (Bắp )
Ngô rất giàu canxi, sắt, magie, selen cũng như các vitamin A, B1, B2, B6, E. Do thành phần dinh dưỡng phong phú, nên ngoài công dụng bổ sung nguồn năng lượng, làm đẹp, ngô còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Bạn nên bổ sung ngô vào khẩu phần ăn của gia đình mình. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu trong các món xào, nấu,chè ngô, hay nước luộc ngô cũng là một trong những loại nước giải khát hữu hiệu.
Yến mạch
Yến mạch có tác dụng giảm lượng cholesterol và lượng mỡ dư thừa trong máu là vì yến mạch giúp làm giảm cholesterol LDL (cholesterol được xem là có hại cho tim mạch ) song không ảnh hưởng đến các cholesterol tốt HDL.
Dùng yến mạch mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đau tim, tiểu đường và béo phì.
Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) có tính bình, vị ngọt mát, là món ăn dinh dưỡng thanh bổ.
Theo đông y, mộc nhĩ trắng có tính năng hồi phục thể lực, thích hợp cho những người vừa mới ốm dậy, suy nhược thần kinh, hay mắc các bệnh về đường hô hấp.
Còn theo y học hiện đại, ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao năng lực tạo máu cho tủy xương, thúc đẩy quá trình tổng hợp protit trong gan và giảm cholesterol trong máu.
Rong biển
Rong biển được biết đến với rất nhiều tính năng như giảm cholesterol, tăng cường hệ miễndịch, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, làm sạch ruột, chống lão hóa vv..
Do lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết nên rong biển còn được coi là một trong những “thực phẩm chức năng” .
Từ xa xưa, con người đã biết dùng các loài hải thảo-rong rêu ở biển-để làm thức ăn. Rong biển khô rất giàu chất bột đường (hydrates de carbon), chất xơ, chất đạm, sinh tố và chất khoáng. Đặt biệt về sinh tố và chất khoáng, rong biển có nhiều hơn các thực phẩm khác.Thí dụ nori (mứt biển) chứa sinh tố A nhiều gấp 2 đến 4 lần cà-rốt; rau câu chỉ vàng, rau câu chân vịt, rau câu rễ tre chứa calcium (chất vôi) nhiều gấp 11 đến 14 lần sữa bò; rong biển (kombu), mứt biển chứa chất sắt nhiều gấp 3 đến 8 lần thịt bò. Ngoài ra rong biển là nguồn iod phòng chống bệnh bướu cổ rất hiệu quả.
Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được xem là loại thức ăn tạo sự mềm mại, bền dai cho thể xác và tinh thần.Theo y học, rong biển có tác dụng bổ máu, tim và hệ tuần hoàn cũng như tốt cho thận, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động hỗ tương giữa các hệ thống trong cơ thể. Xét riêng, mỗi loại rong biển có tác dụng đặc biệt đối với một bệnh trạng nào đó. Thí dụ người Nhật Bản thường dùng aramê (giống rau câu chân vịt của Việt Nam) để chữa bệnh phụ nữ; hijiki (giống rau câu vai đen ở miền Tây Nam bộ) dùng làm mạnh ruột, giúp tóc sáng mướt và lọc máu; kombu (rong phiến) dùng hạ huyết áp và trị chứng phù nề; wakame (một loại rong lá) dùng tẩy sạch máu ứ sau khi sinh đẻ; nori (mứt biển) dùng trị chứng phù thủng và làm tan các bướu mỡ (kít). Còn ở châu Âu, rêu Ailen (mousse d’Irlande) được dùng trong dân gian làm thuốc chữa bệnh về phổi.Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây xác nhận rong biển có tác dụng phòng chống vi trùng, vi rút và ung bướu. Ở Nhật Bản, những thí nghiệm cho thấy rong biển làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngừa huyết áp cao, chống xơ cứng động mạch, và ngăn máu đóng cục.
Năm 1974, báo Y học thực nghiệm Nhật Bản có công bố kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học gia về tác dụng trị ung bướu của rong biển (kombu); số chuột bị gây ung thư sau một thời gian ngắn được cho dùng nước luộc rong biển, bệnh giảm 89 đến 95 phần trăm. Những thí nghiệm tương tự được thực hiện ở những con chuột bị ung thư máu cũng có kết quả khả quan. Năm 1984, các nhà nghiên cứu y học thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ với một chế độ ăn uống có 5% rong biển đã ngăn chặn được sự phát triển của ung thư ở các động vật có vú. Từ kết quả này, họ suy ra “rong biển có thể là một yếu tố quan trọng giúp người Nhật ít mắc một số dạng ung thư”.Rong biển còn bảo vệ cơ thể chống lại phóng xạ.
Năm 1945, Ban điều hành bệnh viện St.Francis ở Nagasaki đã giúp các bệnh nhân thoát được hậu quả của bom nguyên tử bằng cách cho họ ăn gạo lức muối mè, tương và rong biển. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học M’c Gill, Canada xác nhận các loại rong biển dùng làm thực phẩm có chứa chất polysaccharide có khả năng thu gom chất phóng xạ strontium rồi thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Theo Giáo sư Ohsawa, nhà Y học dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, rong biển là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Nếu được nấu nướng đúng cách và sử dụng đúng tỉ lệ trong một chế độ ăn uống quân bình Âm Dương, các loại rong biển sẽ mang lại sức khỏe, sự trẻ trung và trường thọ cho chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét