20 tháng 7, 2008

Giải nhiệt mùa hè-Tác dụng của một số loại rau, củ, quả

Mùa hè: nên và không nên ăn gì?

Bí đao là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, dễ làm hao thương dương khí. Quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi. Nên ưu tiên những thực phẩm làm mát sau:

Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng. Dùng dưới dạng cháo, chè hoặc giá đỗ.

Đậu ván trắng: Vị ngọt, tính bình, kiện tỳ ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà y học Lý Thời Trân cho rằng đậu này có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.

Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng, trừ phiền chỉ khát rất tốt. Vỏ quả dưa hấu, còn gọi là tây qua bì, cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon.

Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.

Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn dân dã nhưng lại có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.

Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.

Mã thầy: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, dùng ăn sống hoặc ép lấy nước giải khát rất tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi, miệng, viêm dạ dày, ruột...

Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.

Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.

Ngó sen: Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.

Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo...

: Cổ nhân mệnh danh quả lê là “Thiên sinh cam lộ ẩm”, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là Cam lộ ẩm.

Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.

Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt.

Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động không yên.


4 thực phẩm lành mạnh

Một nghiên cứu mới được công bố của Hội Nội khoa Mỹ cho biết, có 4 loại thức ăn, nếu sử dụng chúng thường xuyên, sẽ giúp giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Đó là: Chocolate, tỏi, trà xanh và nho đỏ.

Chocolate

Chất phenylethylamines tìm thấy trong chocolate rõ ràng có tác dụng làm thoải mái tinh thần. Nhiều tài liệu cũng chứng minh, từ xưa, người Aztec đã sử dụng cacao như một vị thuốc.

Tỏi

Tỏi là thức ăn có tác dụng chống lại bệnh tật mạnh nhất, nhất là đặc tính kháng virus (tỏi diệt được các virus gây cảm, cúm).

Tiến sĩ James North, một nhà vi sinh vật học thuộc Đại học Brigham Young, khuyên: "Khi cảm thấy bắt đầu đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi".

Trà xanh

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Kansas gần đây đã tiến hành định lượng một chất kháng ôxy hoá trong trà xanh và phát hiện rằng, chất này trong trà có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C và gấp 25 lần vitamin E trong việc bảo vệ các tế bào chống lại những tổn thương có liên quan với bệnh ung thư, bệnh tim và những bệnh khác.

Nho đỏ

Việc uống rượu chát với mức độ vừa phải sẽ giúp tăng sức khoẻ và tuổi thọ. Tác dụng này có liên quan tới đặc tính kháng ôxy hoá mạnh của những chất có trong nho đỏ - gọi là các bioflavinoids.

Chúng ta cũng có thể tận dụng quả dâu tằm (cũng giàu bioflavinoids) để làm rượu, giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ.


Tác dụng của một số loại rau, củ, quả trong dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật

Con người sống được là nhờ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động như: Chất đạm, chất béo, chất đường, các loại vitamin và muối khoáng… Riêng về vitamin và muối khoáng thì có trong nhiều loại thực phẩm ăn hàng ngày, trong đó có nhiều loại rau, củ, quả đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không những là loại thức ăn quý mà còn là loại thuốc phòng và chữa bệnh có hiệu quả.

Cà rốt

Trong sách “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc viết đó là loại rau dưỡng mắt. Tối nhìn không thấy, đặc biệt là chứng quáng gà ăn là khỏi. Nó bảo vệ niêm mạc, ăn cà rốt lâu ngày thì ít bị cảm mạo. Người Mỹ cho cà rốt là loại rau làm đẹp, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà rốt quả là đẹp từ trong ra ngoài. Cà rốt còn có tác dụng chống ung thư. Ở nhiệt độ cao chất bổ của cà rốt không bị phân hủy.

Bí đỏ, khổ qua

Bí đỏ kích thích tế bào tụy sản sinh insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí đỏ rất ít mắc bệnh đái tháo đường. Còn khổ qua (mướp đắng) tuy rất đắng nhưng cũng kích thích tế bào tuyến tụy sản sinh insulin. Vì vậy người cao tuổi nên thường xuyên ăn hai loại quả này.

Cà chua

Ở Mỹ, hầu như gia đình nào cũng trồng cà chua để ăn khỏi mắc bệnh ung thư. Đó là điều mới biết đến năm, sáu năm nay. Ăn cà chua tránh được bệnh ung thư nhưng không phải ăn tùy tiện. Trong cà chua có một chất gọi là “chất cà chua” khi kết hợp với protein làm thành một phức hợp mà xung quanh nó có xenlulô bao bọc rất khó phân giải. Cho nên phải đun nóng đến một nhiệt độ nhất định mới phân giải được phức hợp này. Cà chua ăn sống không có tác dụng chống ung thư. Cà chua xào trứng gà là đáng giá nhất hoặc canh trứng gà, canh cà chua đều rất tốt.

Tỏi

Tỏi là vua chống ung thư nhưng khi đun nóng nó lại không còn tác dụng. Muốn ăn tỏi để chống ung thư ta phải làm như sau: Trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, sau khi nó kết hợp với dưỡng khí mới sản sinh ra “chất tỏi” (đại toán tố). Bản thân tỏi không chống được ung thư, “đại toán tố” mới chống được ung thư. Vì vậy bóc nhánh tỏi ra ăn ngay thì không có ích gì hết.

Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen có nhiều tác dụng, một trong những tác dụng đó và quan trọng nhất là làm máu không kết tủa lại, phòng chống được cục máu đông, gây bệnh tim mạch. Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim mạch người Mỹ phát hiện ra và đã đoạt giải Nobel. Hiện nay ở Mỹ và châu Âu rất nhiều người ăn mộc nhĩ đen.

Rong biển

Tác dụng của rong biển đã được phát hiện từ năm 1962. Phát hiện này làm xôn xao cả thế giới. Vì sao? 1g rong biển bằng 1.000g tổng hợp các loại rau. Rong biển cung cấp các chất dinh dưỡng rất toàn diện, phong phú và cân bằng. Hơn nữa nó còn là thức ăn kiềm tính. Ở Nhật Bản mỗi năm tiêu thụ 500 tấn rong biển. Khi đi du lịch họ thường mang theo rong biển vì họ cho rằng 8g rong biển có thể duy trì sự sống trong 40 ngày. Ngoài ra nó còn rất cần thiết đối với một số bệnh như: Tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường… Ưu điểm lớn nhất của rong biển là khiến cho bệnh nhân đái tháo đường không bị biến chứng, có thể ăn uống như người bình thường. Bệnh nhân đái tháo đường thiếu năng lượng lại không được ăn đường, rong biển là đường khô, hấp thụ đường khô vào là có năng lượng. Bệnh nhân đái tháo đường, đường máu không ổn định sau khi dùng rong biển có thể ngưng dùng thuốc. Ngoài ra rong biển còn có tác dụng khôi phục niêm mạc dạ dày và phòng bức xạ. Khi trạm điện hạt nhân của Liên Xô bị nổ, các chuyên gia Nhật Bản đã mang theo rong biển, tác dụng chống bức xạ của nó là rất mạnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét