2 tháng 8, 2008

Thực đơn cho người tiểu đường

Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ gluco (đường) dưới thể glycogen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Người TĐ có 3 triệu chứng lâm sàng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và 2 dấu hiệu hoá sinh là tăng gluco huyết, tăng gluco niệu. Y học cổ truyền gọi tiểu đường là bệnh tiêu khát. Thường chia làm 3 thể: Thể phế nhiệt ở thượng tiêu, chủ yếu là uống nhiều, tiểu nhiều; Thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, đại tiện táo; Thể thận hư ở hạ tiêu, chủ yếu là tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả 3 thể có chung đặc điểm là âm hư, táo nhiệt.


5 khuyến cáo về dinh dưỡng

Nên từ bỏ các thói quen bất lợi như hút thuốc,...

Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường.


- Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình thường.


- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân.


- Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ).


- Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc.


- Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và cholesterol.


Thực đơn các bài thuốc đơn giản


Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.


Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.


Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.


Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.


Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà, rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.


Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt


Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.


Bài 7: Hải sâm 1 con, trứng gà 1 quả, tuỵ lợn 1 cái. Nấu chín, chấm xì dầu ăn, cách nhật ăn 1 thang.


Bài 8: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.


Bài 9: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.


Bài 10: Đậu Hà Lan 180g, đại mạch 180g, đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.


Bài 11: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét