2 tháng 8, 2008

Sử dụng dưa hấu đúng cách và công dụng của trái lê

Dưa hấu luôn là sự lựa chọn của nhiều chị em trong ngày hè. Dưa hấu ngon, mát và sẽ chỉ bổ khi không “phạm” phải những sai lầm sau:

1. Ăn ngay trước bữa ăn

Dưa hấu là loại hoa quả chứa nhiều nước, nếu ăn ngay trước bữa ăn sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ).
Với những người muốn giảm cân, có thể ăn lượng dưa hấu vừa phải ngay trước bữa ăn để hạn chế lượng thức ăn vào cơ thể.

Mỗi lần ăn dưa không nên ăn quá 500g.

2. Ăn quá nhiều
Do dưa hấu là thực phẩm có tính hàn cao nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra khó chịu, tính khí nóng nảy thất thường, giảm hứng thú ăn uống, tiêu hóa kém, giảm sức đề kháng của đường ruột, gây chướng bụng hay tiêu chảy.

3. Ăn dưa hấu lạnh
Trong tiết trời ngày hè oi bức, ăn dưa hấu lạnh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong nhu cầu giải khát, đẩy lùi cơn nóng bức. Tuy nhiên, điều đó lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến dạ dày. Nhiệt độ giữ dưa hấu tươi ngon là để dưa hấu nguyên quả vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10oC.
Ở nhiệt độ này vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa. Mỗi lần ăn không nên vượt quá 500g, ăn từ từ là tốt nhất

Ngoài ra, đối với những người sâu răng, người có hệ tiêu hóa hoạt động không tốt cần đặc biệt chú ý, không nên ăn dưa lạnh. Bởi khi gặp lạnh đột ngột, răng sâu sẽ vô cùng đau nhức, nhu động ruột kém hoạt động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công dụng của trái lê

Ho khan do phế nhiệt (tác dụng của phương này là thanh nhiệt, giảm ho): dược liệu gồm vài quả lê, bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào đem hấp cách thủy đến khi đường tan hết thì mang ra ăn hết.Ho nhiều đờm lẫn máu (tác dụng nhuận phổi, tan đờm, sinh tân dịch): dược liệu gồm 1,5kg quả lê bỏ hạt nấu thành cao, sau cho mật ong trộn đều, mỗi lần lấy 2 – 3 thìa cà phê hòa với nước sôi mà uống.

Chữa chứng bệnh ợ hơi: dược liệu gồm lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, bỏ hạt lê cho đinh hương vào trong quả lê, sau bọc mấy lần giấy vào om chín nhừ và ăn hết. Ngày ăn một lần.

Lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời.

Chữa chứng viêm phế quản: dược liệu gồm lê 2 quả, bột xuyên bối 10g, đường phèn 30g. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, đem hấp chia ra ăn ngày 2 lần vào lúc sáng và tối.

Chữa đau mắt sưng đỏ: Dược liệu gồm hoàng liên, lê. Lấy quả lê ép lấy nước rồi cho hoàng liên ngâm vào nước lê ép, sau đó lấy dung dịch này nhỏ vào mắt, ngày vài lần.

Tiêu đờm, thông đại tiện: Dùng nước ép quả lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen đã ép, cho chung vào khuấy đều rồi uống nguội hoặc đun nóng mà uống. Ngày uống 1 – 2 lần.

Chữa hôi miệng: Trước khi ngủ cần ăn 2 quả lê và ăn trong 3 – 5 ngày liền.

Trẻ phong nhiệt, chán ăn:
Lê 3 quả rửa sạch thái miếng, cho vào nồi đổ 3 lít nước đun nhỏ lửa đến cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nước này nấu nhừ thành cháo rồi cho trẻ ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 3 – 5 ngày liền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét