2 tháng 8, 2008

Ăn gì để tránh bị đau nhói vùng tim?

Đau nhói vùng tim là một loại bệnh tim mạch. Nguyên nhân gây bệnh là do mỡ bám vào các vách tim gây nên hiện tượng tắc nghẹn các mạch máu vùng tim.

Tỷ lệ mỡ tăng cao trong máu (trong máu chứa nhiều chất LDL-cholesterol, triglixerit, axit béo bão hoá) là một yếu tố quan trọng gây nên các bệnh tim mạch trong đó có bệnh đau nhói vùng tim.

Giảm được 10% lượng cholesterol trong máu có nghĩa là chúng ta đã giảm được 20% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho biết tỷ lệ cholesterol lý tưởng trong máu là dưới 2g/lít hoặc 1.6g/lít với điều kiện không hút thuốc, không thừa cân…

Để phòng tránh và điều trị bệnh đau nhói vùng tim, người bệnh phải kiểm soát được tỷ lệ cholesterol trong máu. Để làm được điều này, quan trọng nhất là chúng ta phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết một chế độ ăn nhiều rau xanh luôn là lựa chọn hàng đầu để chữa bệnh đau nhói vùng tim. Tuy nhiên, ngoài rau xanh cũng còn rất nhiều thực phẩm nữa giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tim mạch

- Sử dụng nhiều dầu ô lưu hay dầu cải trong chế biến các món ăn hàng ngày.

- Hạn chế sử dụng các loại thịt mỡ động vật và các sản phẩm làm từ sữa.

- Hãy lên thực đơn với món cá béo 2 lần/tuần nhưng thay vì rán hãy kho hoặc ăn gỏi.

- Ăn nhiều ngũ cốc: lúa mỳ, cơm, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, hoa quả và các loại rau giàu chất xơ. Những thực phẩm này hạn chế được sự đồng hoá và dự trữ mỡ của cơ thể, do đó giúp giảm lượng cholesterol và triglixerit trong máu.

- Món tráng miệng: thay bánh ga tô, kem… bằng sữa chua.

- Chế biến nhiều món ăn hàng ngày có sử dụng hành ta, hành tây, chanh, rau thơm… và hạn chế ăn nhiều muối.

- Uống đều đặn mỗi ngày 1 ly rượu vang đỏ. Rượu vang đỏ chứa nhiều chất chống oxy hoá và tăng lượng cholesterol có lợi cho máu do đó uống đều đặn mội ngày 1 ly rượu giúp bạn phòng các bệnh tim mạch.

- Ăn nhiều hoa quả hàng ngày và ăn nhiều loại quả giúp chống lại các tế báo tự do và hạn chế sự già đi của tế bào.

- Hạn chế ăn đường- Nói không với rượu mạnh và thuốc lá.

Mối quan hệ giữa chế độ ăn và sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu nói các loại rau, hạt, và thức ăn Địa Trung Hải thì có nhiều lợi ích khi sử dụng.

Theo thông tin từ Healtjday News, vào thứ hai 13 tháng tư, các nhà nghiên cứu , những người mà đã xem lại 189 cuộc nghiên cứu từ 1950 đến 2007, nói rằng: “Rau quả, các loại hạt và loại thức ăn gọi là thức ăn “Địa Trung Hải” là loại thức ăn tốt cho tim mạch, trong khi các loại mỡ và các loại thức ăn có nhiều đường thì có hại cho tim mạch của bạn.

Các cuộc nghiên cứu bao gồm 146 cuộc nghiên cứu thống kê về sau (dùng để kiểm tra về thói quen ăn uống trong quá khứ của những người tình nguyện) và 43 thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát (người tình nguyện được cho sử dụng một loại thức ăn một cách ngẫu nhiên có kiểm soát).

Bác sĩ Andrew Mente, thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và cộng sự tiến hành cuộc nghiên cứu nói rằng: “Mối quan hệ giữa chế độ ăn và những bệnh mạch vành đã thu hút sự tập trung của các nhà nghiên cứu về sức khỏe trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng dù có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này, thì sức mạnh của các chứng cứ cho thấy mối quan hệ có cơ sở này đã không được đánh giá một cách có hệ thống trong một cuộc nghiên cứu độc lập”.

Khi họ sử dụng các phát hiện từ các cuộc nghiên cứu trước đó và xác định được mối liên quan giữa ăn uống và sức khỏe tim mạch thì Mente và cộng sự đã xác định “các bằng chứng mạnh mẽ trong mối liên quan gây bệnh tim mạch giữa các yếu tố bảo vệ bao gồm ăn nhiều rau quả, các loại hạt, các acid béo đơn bảo hòa , thức ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn có chất lượng tốt, và các yếu tố gây hại như ăn nhiều acid chuyển hóa chất béo (trans-fatty acids ), và chế độ ăn nhiều đường hoặc ăn thức ăn kiểu phương Tây”.

Họ còn nói: “Giữa những tác hại của chế độ ăn, thì, tuy nhiên, chỉ có thức ăn Địa Trung Hải là đã được nghiên cứu trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và có liên quan có ý nghĩa với bệnh mạch vành”.

Thức ăn Địa trung Hải tiêu biểu gồm có trái cây, rau củ, ngũ cốc và dầu ôliu.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra những bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa sức khỏe tim mạch và nhiều loại thức ăn khác, và vitamin như cá, acid béo có omega-3 có nguồn gốc từ cá biển, acid folic và các chất chuyển hóa, ngũ cốc nguyên hạt, rượu, trái cây, chất xơ, chế độ ăn ít vitamin E, C, beta caroten. Cũng có những bằng chứng yếu hơn về mối liên quan gây bệnh giữa thức ăn và sức khỏe tim mạch như: chế độ ăn cung cấp vitamin E, C, acid béo chưa bão hòa và acid béo bão hòa, chất béo tổng hợp, acid alph linoleic, thịt, trứng sữa.

Theo tác giả cuộc nghiên cứu thì: “Những bằng chứng khiêm tốn hoặc bằng chứng yếu về tác hại của chế độ ăn thì phù hợp trong nhiều nghiên cứu của thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, dù thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát chưa kiểm soát nhiều yếu tố khác”.

Các nhà nghiên cứu nói: “Nói chung, các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan gây bệnh giữa một vài chế độ ăn và bệnh mạch vành, trong khi bằng chứng về dinh dưỡng của từng cá nhân hoặc thức ăn họ sử dụng thì quá khiêm tốn để kết luận”.

Bác sĩ Mente và cộng sự kết luận: “Dù những tìm hiểu về thành phần chế độ ăn có thể giúp đưa ra ánh sáng về cơ chế về các ích lợi trong các bữa ăn, thì điều này làm thay đổi chế độ ăn với ít thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp giảm các bệnh mạch vành cơ bản. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy một phát hiện về chế độ ăn trong một số nghiên cứu thống kê và trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đối với những bệnh mạn tính thông thường và phức tạp như bệnh mạch vành”.


Phát hiện sớm suy tim bằng xét nghiệm đơn giản
Căn bệnh suy tim thường khởi đầu đột ngột và các triệu chứng thường không đặc hiệu. Vì thế, suy tim rất khó chẩn đoán sớm và chính xác. Hiện căn bệnh này có thể được chẩn đoán sớm hơn và được điều trị thích hợp bằng xét nghiệm đơn giản là đo NT-proBNP.

Suy tim là tình trạng bệnh lý do cơ tim hoạt động không hiệu quả. Các chuyên gia tim mạch ví tim như các máy bơm. Bị suy tim là chức năng của tim không hoàn thành, không đưa máu đủ nuôi cơ thể như bình thường. Khi đó, sự thiếu hụt này lại bắt tim bơm máu nhiều hơn. Hậu quả là máu tích tụ lại trong các mạch máu ngoại vi của phổi và làm cho người bệnh thường bị khó thở.

Suy tim là hậu quả của tổn thương tim gây ra bởi bệnh động mạch vành, cơn đau tim trước đó, tăng huyết áp kéo dài, bệnh van tim, tổn thương cơ tim và bệnh tim bẩm sinh hay viêm tim.

GS.BS Phạm Nguyễn Vĩnh, Giám đốc Y khoa bệnh viện Tim Tâm Đức, Phó trưởng khoa nội trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch cho biết: "Ở Việt Nam, số người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng. Tuy nhiên việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn do căn bệnh này có những triệu chứng không điểm hình. Trên thực tế, tại Việt Nam, có tới 50% bệnh nhân suy tim bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lý hô hấp.

“Việc chẩn đoán suy tim rất khó. Khi bệnh nhân được đưa vào khoa cấp cứu trong tình trạng khó thở, rất khó có thể xác định nhanh, chuẩn xác nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Nếu chỉ chụp X-quang phổi thì chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, còn để tiến hành những xét nghiệm sâu hơn như siêu âm tim thì không dễ dàng để thực hiện ngay tại phòng cấp cứu”, GS Vĩnh giải thích.

Để phát hiện bệnh suy tim, các bác sĩ đang áp dụng các phương pháp: lâm sàng, chụp X - quang ngực, siêu âm tim và mới đây là phương pháp xét nghiệm NT-ProBNT. Phương pháp mới này đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Việc chẩn đoán chính xác và quản lý hiệu quả là yếu tố tiên quyết cho việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong của suy tim. Thông số NT-proBNP có vai trò quyết định trong vấn đề sàng lọc bệnh suy tim và bệnh mạch vành vì nồng độ đo được có ảnh hưởng đáng kể đến việc chẩn đoán, tiên lượng và tầm soát bệnh suy tim trong nhóm dân số có nguy cơ cao cũng như ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân lâu dài.
Tại Việt Nam, xét nghiệm này đã được triển khai tại bệnh viện Tim Quốc Gia, Bệnh viện Tim TP Hồ Chí Minh, BV Tim Tâm Đức...



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét