Bưởi là loại trái cây được nhiều người ưa thích. Không chỉ để ăn như mọi loại trái cây khác hay để ép nước uống
Vì là món ăn dân dã, miền quê, nên gỏi bưởi cũng không đòi hỏi cách chế biến cầu kỳ, công phu. Quan trọng nhất trong việc làm món này là chọn bưởi cho phù hợp, “Muốn làm gỏi bưởi ngon phải chọn đúng giống bưởi đường Biên Hòa, giống bưởi này gai nhiều nhưng không sùi, có vị ngọt, không bị chảy nước, cho mùi vị thơm ngon”. Những trái bưởi có da không láng, trái nặng, chín vàng thì sẽ có ruột nhiều.
Gỏi bưởi thường được trộn chung với tôm và thịt ba rọi. Tôm có thể lựa tôm đất hoặc tôm sú loại nhỏ. Nên chọn tôm tươi, còn “nhảy” trong chậu, những con tôm này rất “ngọt thịt”. Bắc nồi nước sôi lên bếp, thả tôm vào luộc sơ, sau đó bóc hết vỏ. Thịt ba rọi cũng luộc lên, thái thành sợi nhỏ.
Cách làm :
Nước gỏi cũng không kém phần quan trọng. Nước gỏi là sự hòa trộn của các thành phần gia vị: chanh, đường, muối, một chút ớt bằm và tỏi bằm.
Dùng nước gỏi trộn chung vào các tép bưởi, tôm, thịt ba rọi đã thái nhỏ, cho thêm vào một chút rau răm đã thái nhuyễn. Để cho món ăn dậy mùi thơm hơn người ta còn cho vào gỏi bưởi hành phi thơm vàng, một chút mè rang.
Món gỏi được bày ra dĩa trông rất hấp dẫn với sự phối hợp của nhiều màu sắc. Nhưng cuốn hút hơn cả là sự kết hợp giữa các hương vị: một chút chua chua, ngọt thanh từ bưởi, vị ngọt của tôm, chất béo của thịt quyện trong mùi vị thơm phức của mè rang.
Cũng như các món gỏi khác, gỏi bưởi thường được ăn chung với nước chấm chua ngọt và bánh phồng tôm. Miếng bánh giòn rụm hòa quyện vị ngon thanh thanh của gỏi bưởi cùng nước chấm chua ngọt làm nên một hương vị gỏi rất riêng mà không kém phần tao nhã .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét