Nói đến đào, người ta dễ liên tưởng đến câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung ăn trộm đào tiên trong “Tây du ký”. Thứ đào tiên 3000 năm nở hoa, 3000 năm kết qủa khiến cho Mỹ Hầu Vương ăn không biết chán. Đào thường nặng 250 gam, có qủa to nặng hơn 500 gam. Qủa đào có hình dáng và màu sắc đẹp, ăn ngọt thơm, nước qủa rất nhiều.Không phải ngẫu nhiên mà người ta ghép “đào” với “tiên” với “trường thọ” thành “đào tiên”, “đào trường thọ”.
Hoa đào rực rỡ, qủa đào dáng đẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệ sức khỏe rất cao. Trong 100 gam cùi thịt của qủa đào chứa 0,8 gam prôtêin, 0,1 gam lipit, 7 gam gluxit, 8 mg vitamin B1, 2 mg vitamin B2, 6 mg vitamin C, cùng một số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza. Có thể thấy qủa đào đúng là thứ qủa thượng hạng, kéo dài tuổi thọ.
Nhân hạt đào, hoa đào, lá, cành, rễ đào, nhựa đào đều là những vị thuốc qúy.
Nhân hạt đào (đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình, có công hiêu phá huyết tan ứ, nhân táo trơn ruột, có tác dụng hoạt huyết hành huyết, làm tan huyết tự ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hòa chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho.
Trong điều trị lâm sàng, đào nhân còn thường dùng chữa trị bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương. Đối với chứng liệt nửa người do tắc nghẽn mạch máu, đào nhân cũng có tác dụng điều trị nhất định.
Rễ đào dùng ngoài da có tác dụng chữa sưng đau, sắc uống có thể chữa bệnh viêm gan vàng da.
Nhựa đào có thể chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
Cành đào: Lấy 6 - 8 cành non, mỗi cành có 6 - 8 lá nhỏ, sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ có khả năng không chế được sốt rét cơn.
Hoa đào: Dầu hoa đào trộn với kem bôi mặt làm da mặt mịn màng. Hoa đào trộn với cùi bí đao chữa được tàn nhang trên mặt, nếu uống có tác dụng lợi tiểu, điều trị phúc thủy (báng nước) có hiệu qủa khá tốt. Hoa đào nấu cháo là bài thuốc hay làm hạ khí, tiêu báng nước.
Lá đào chẳng những tôn vẻ đẹp của hoa đào mà còn là thứ thuốc diệt sâu bọ, lá đào đem ngâm vào chỗ nước tù đọng dùng diệt bọ gậy, thả xuống hố xí giết được giòi. Lá đào đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, phụ nữ viêm âm đạo. Nếu bị ghẻ nặng, đem lá đào phơi khô trong bóng râm, nghiền tro trọn đều với mỡ lợn bôi.
Cây đào thuộc họ tường vi, là cây thân gỗ rụng lá, dễ trồng và cho qủa. Vào tiết xuân, hoa đào nở rộ, trở thành thứ cây cảnh đẹp. Qủa đào ăn lại ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không nên ăn nhiều đào vì đào tính ấm, vị ngọt, chua, cay, ăn nhiều dễ sinh nhiệt bốc hỏa, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt.
Tất cả các bộ phận trên cây đào đều là những vị thuốc hay.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đào:
Phù thũng, báng bụng: Hoa đào phai 9 gam sắc uống, mỗi ngày 1 -2 lần.
Đau bụng: Rễ đào 30 gam sắc uống.
Đái đục: Nhựa cây đào 10 - 15 gam, cho đường vừa đủ, hấp cách thuỷ ăn.
Đái tháo đường: Nhựa cây đào 15 gam, râu ngô 60 gam, sắc uống.
Hư hàn, ra mồ hôi trộm: Bích đào khô 15 gam sắc uống.
Hen suyễn: Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
Thổ huyết: Tầm gửi đào, ngó sen đốt thành than, cỏ lác, mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
Có nhọt trong mũi: Lá đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần.
Nấm ăn chân, ghẻ: Lấy lá đào tươi giã nát, đắp.
Bệnh trĩ: Lá đào, có thể dùng cả rễ cây đào đun lấy nước rửa.
Viêm bóng đái: Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi.
Đau bụng sau khi đẻ: Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét